Danh sách chùa từ thiện Gạo Phương Nam cùng mạnh thường quân cúng dường Phần 3

Đặt và giao hàng tận nơi: 0909 34 99 88

Danh sách chùa từ thiện Gạo Phương Nam cùng mạnh thường quân cúng dường Phần 3
Ngày đăng: 14/06/2022 11:50 AM

    Trong mỗi dịp Vu Lan báo hiếu, ngoài việc báo hiếu ông bà, cha mẹ bằng những món quà ý nghĩa, những bữa cơm gia đình ấm cúng thì nhiều người lựa chọn cho mình những chuyến đi từ thiện đến nhiều người kém may mắn. Trong đó, phát gạo từ thiện là một trong những hoạt động mang tính nhân văn và là truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Đồng hành với các mạnh thường quân, hãy cùng Gạo Phương Nam chung tay lan toả tình yêu thương nhằm chia sẻ bớt những khó khăn đến mọi người. 

     

    Danh sách các chùa hay dùng gạo từ thiện của Gạo Phương Nam

     

    25) Mái ấm Minh Tâm  - Chùa Linh Sơn

    Mái ấm Minh Tâm chùa Linh Sơn

    Toạ lạc tại số 460/17 Trần Thị Cờ, tổ 10, KP7, phường Thới An, Q.12, TP.HCM, một con hẻm nhỏ. Hơn 20 năm qua, chùa Linh Sơn (tịnh thất Linh Sơn) là "ngôi nhà" của vô số trẻ em cơ nhỡ, mồ côi, bị ba mẹ bỏ rơi được các thầy, sư cô trong chùa nuôi dưỡng và dạy dỗ. Đặt tên nhà của các em là "Mái ấm Minh Tâm" với niềm hy vọng dù các bé không phải là ruột thịt, máu mủ nhưng đã lớn và trưởng thành ở đây thì sẽ có một tâm hồn thiện lương, cuộc sống bình an, vui vẻ.

     

    Cơ duyên nơi đây trở thành mái ấm là do một ngày sư cô phát hiện một em bé sơ sinh bị bỏ rơi nằm trước cổng chùa, lại còn mang bệnh trong người nên được đưa đến bệnh viện chữa trị, sau đó bé trở thành thành viên mới của nhà chùa. Cứ như thế, tiếng lành đồn xa, cứ hễ vài tháng là các sư cô lại phát hiện một sinh mạng bị bỏ rơi, có khi trước cổng chùa, khi thì gần chùa, có khi ở… nghĩa trang được người dân phát hiện rồi mang đến. Ban đầu dù có phần ngỡ ngàng nhưng các sư cũng hiểu được vấn đề nên chẳng ai thắc mắc hay cố tìm ra người đã bỏ rơi bé, các vị sư đã mở lòng từ bi đón các em vào cửa Phật và chăm lo từ vật chất đến tình yêu thương để những đứa trẻ tội nghiệp ấy không cảm thấy tủi thân, vì đã bị cha mẹ bỏ rơi. Tuy chùa Linh Sơn nhỏ nhưng lại chứa đầy tình thương, sự vui vẻ từ mọi người. Đây cũng được xem là một địa chỉ quen thuộc của nhiều mạnh thường quân, nhóm thiện nguyện cùng với Gạo Phương Nam gửi đến những món quà, những túi gạo từ thiện, gạo cúng dường mỗi năm.


     

     

    26) Thiền viện Thường chiếu Long Thành – Đồng Nai

    Thiền viện Thường chiếu Long Thành – Đồng Nai

    Nằm ở vị trí 1C QL51, Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai, cách TP.HCM 60km. Theo dọc Quốc Lộ 51, ngoài Thiền viện Thường Chiếu còn có rất nhiều tự viện khác như: thiền viện, tịnh xá, chùa, trong đó ở khu vực huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai có nhiều thiền viện (đặc biệt là trong tên gọi thiền viện đa số đều có chữ Chiếu: Thường Chiếu, Linh Chiếu, Tịch Chiếu, Huệ Chiếu, Phổ Chiếu...). Các thiền viện này tu tập theo thiền phái Trúc Lâm, do Đức vua Trần Nhân Tôn khai sáng từ thế kỷ XIII và Thiền sư Hòa thượng Thích Thanh Từ khôi phục phát triển từ cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Ngày rằm tháng Chạp năm 1968, Hòa thượng Thích Thanh Từ ra thất sau 8 tháng nhập thất và đem những điều sở đắc chỉ dạy cho đồ chúng. Đây là thời điểm mở đầu cho công cuộc chấn hưng Thiền tông Việt Nam. Ngày 8/4/71, thiền sư Thích Thanh Từ công bố thành lập Thiền viện Chơn Không và mở khóa đầu tiên tu thiền 3 năm, từ 1971 đến 1974. Từ ấy, Thiền tông Việt Nam khôi phục trở lại.

     

    Sau Thiền viện Chân Không, lần lượt các thiền viện khác được xây dựng, đầu tiên là Thiền viện Thường Chiếu ở Long Thành rồi đến các thiền viện khác như nêu ở trên. Điểm chung của các thiền viện này là: không chỉ là nơi tu tập, còn là danh thắng để tham quan với kiến trúc rất đẹp, hài hòa.

     

    Theo “Kỷ yếu 25 năm thiền viện Thường Chiếu”, thời điểm ấy, có hai phật tử ở Cát Lở phát tâm cúng đường thửa đất 52 mẫu tại xã Phước Thái (Thái Thiện cũ) – huyện Long Thành, để Hòa thượng Thích Thanh Từ lập Thiền Trang. Thửa đất khi ấy là một vùng bạt ngàn cỏ tranh cao tới ngực, ở giữa có một dòng suối sình lầy tre gai với dứa gai đan xen nhau. Tháng 10/1974, một ngôi chùa lợp lá tàu vách đất trên nền cao có sẵn bên cạnh cây bồ đề được cất lên, đó chính là thiền viện Thường Chiếu. Hòa thượng Đắc Huyền là Trụ trì đầu tiên. Ngày 15/4/1986, chánh điện Thường Chiếu được xây dựng xong và khánh thành. Dần dần thiền viện phát triển cho đến ngày nay khang trang quy cũ, với tổng số ni chúng lên đến 130 vị và một cơ sở từ thiện Tuệ Tĩnh Đường khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho dân nghèo.

     

    Thiền viện Thường Chiếu nằm sừng sững trang nghiêm giữa hai hàng dương xanh ngát, thẳng vút đong đưa với những tán lá xanh mát như xua tan bao muộn phiền, ưu tư cho khách thập phương khi dừng chân đến chốn này. Hằng năm, vào những ngày hội lớn của Phật giáo, đặc biệt là vào ngày giỗ Tổ 19 – 20 tháng 12 âm lịch, Thiền viện đón hàng ngàn Tăng, Ni, Phật tử và du khách từ khắp nơi đổ về. Với diện tích hơn 10 hecta, cổng tam quan Thiền viện bề thế và kiên cố, từ ngoài vào trong con đường dài được trải đá thẳng tắp,  xung quanh là khu vườn điều cổ thụ xanh um tỏa bóng mát, du khách sẽ nghe thoang thoảng đâu đây tiếng chim hót líu lo, tiếng chuông chùa và kinh kệ vang vọng  trong khu Thiền viện đầy yên tĩnh này. Nội thất chánh điện của Thiền viện khá rộng rãi, thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên, con người. Điện thờ Phật đơn giản mà trang nghiêm, chỉ thờ duy nhất Đức Bổn sư Thích ca Mầu ni, tay cầm bông sen, biểu trưng niêm hoa vi tiếu. Hai bên có cặp độc bình bằng gốm cẩn xà cừ cao 3,5m, toàn bộ cửa ra vào và cửa sổ đều làm bằng gỗ quý chạm lộng các đề tài: tứ linh, hoa lá…

     

    Trước Chánh điện Thiền viện Thường Chiếu có Tháp chuông và Tháp trống, tả hữu cùng các công trình: Tăng đường, thư viện, Tông môn tàng thư – nơi lưu giữ nhiều bộ sách quý của Hoà thượng Thích Thanh Từ dịch và biên soạn. Phía sau Chánh điện là Tổ Đình trang nghiêm tráng lệ, rồi đến trai đường; khu Thiền viện còn có nhà khách, Tăng thất, khu Thiền thất, bệnh xá, nhà trù… Ngoài ra, khu nội viện, khu ngoại viện cũng đã được mở rộng để cho Tăng, Ni lớn tuổi nương về tu tập, số Thiền thất lên đến 200 ngôi.


    Trong thập niên 1990, nhiều hạng mục khác được xây dựng, trùng tu như tổ đường, giảng đường, thiền thất và toàn bộ cơ sở nhà tăng, thư viện... Năm 1998, tổ đường thiền viện Thường Chiếu được đại trùng tu. Trong khu đất rộng 10 hecta, hiện nay thiền viện đang ngày càng được mở rộng và trở thành trung tâm của các thiền viện nổi tiếng khác trong vùng như thiền viện Viên Chiếu, thiền viện Linh Chiếu, thiền viện Huệ Chiếu, thiền viện Phổ Chiếu, thiền viện Liễu Đức…

     

    Ngày nay, Thiền Viện Thường Chiếu đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng, là nơi dừng chân của rất nhiều du khách trên đường đi thăm Vũng Tàu, và Phật tử bốn phương tụ hội về. Thiền viện Thường Chiếu – không chỉ ảnh hiện một tấm gương sáng xa xưa cho người sau theo dấu soi mình, mà với ý nghĩa tròn đủ đó, Thường Chiếu còn là phương châm, là sở nguyện của Hòa thượng Thích Thanh Từ đối với chư Tăng: “Phản quan tự kỷ, bổn phận sự” – luôn tự soi chiếu lại chính mình – đây cũng chính là cương lĩnh yếu chỉ của dòng Thiền Việt Nam đầu thế kỷ 21 này.  Không chỉ thế, nơi đây còn là địa điểm quen thuộc của nhiều mạnh thường quân, nhà thiện nguyện dùng gạo từ thiện, gạo cúng dường tại Gạo Phương Nam gửi đến thiền viện hàng năm.

     

     


    27) Trại phong Bình Minh – Đồng Nai

    Trại phong Bình Minh – Đồng Nai

    Trại phong Bình Minh nằm ở Ấp 5, xã Tân Hiệp, huyện Long Thành, Đồng Nai là nơi sinh sống của nhiều hộ gia đình có người bệnh phong. Đường vào trại hun hút giữa hai hàng cây xanh, vào sâu trại sẽ có hơn 150 người bệnh sống tập trung xung quanh Trại phong Bình Minh. Cuộc sống bà con nơi đây rất khó khăn, họ sống chủ yếu vào những đồng lương ít ỏi từ việc làm thuê, làm mướn từ các lò than củi quanh vùng, thương nhất là các bệnh nhân neo đơn, không thể làm việc, chỉ sống chủ yếu dựa vào sự trợ cấp và hỗ trợ từ nhiều tổ chức từ thiện.

     

    Bệnh phong, hay còn gọi là bệnh phong cùi, hủi là căn bệnh lây truyền qua da và để lại nhiều nguy hiểm cho mọi người, hành hạ người bệnh cho đến chết. Bệnh chủ yếu gây thương tổn ở da, các dây thần kinh ngoại biên, bề mặt niêm mạc của đường hô hấp và mắt. Bệnh có thể để lại những tàn tật vĩnh viễn ở cơ thể.

     

    Hiện Trại phong Bình Minh luôn là một địa chỉ thân quen của rất nhiều nhà hảo tâm, mạnh thường quân thường hay sử dụng gạo từ thiện đóng túi tại Gạo Phương Nam gửi đến những người có hoàn cảnh khó khăn, nhằm chia sẻ cuộc sống. Mang theo tâm nguyện mong rằng bà con tại trại phong Bình Minh luôn được yên vui, tin tưởng vào ngày mai như cái tên "Bình Minh" tại nơi đó.

     

     Trại phong Bình Minh – Đồng Nai

     

    28)  Trại trẻ mồ côi - Chùa Diệu Giác – Quận 2

    Chùa Diệu Giác

    Nằm tại địa chỉ 177 Trần Não, Phường Bình An, Quận 2, TPHCM, chùa Diệu Giác được Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không sáng lập vào năm 1971. Trụ trì hiện nay là Ni sư Thích Nữ Bảo Nguyệt. Chùa được trùng tu vào năm 1989. Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Gian giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca, hai bên là tượng hai vị Bồ tát Quan Thế Âm và Địa Tạng. Gian ngoài đặt tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện.

     

    Chùa có thành lập nhà tình thương, là mái ấm cho những đứa trẻ không nhà. Nhà tình thương Diệu Giác được chính thức thành lập vào ngày 25 – 8 – 1989. Báo Sài Gòn Giải phóng ngày 28 – 4 – 2003 cho biết đây là ngôi nhà khang trang, thoáng mát, nơi cư trú của hơn 100 trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, lang thang không nơi nương tựa. Nhà hình chữ U, hai bên là hai dãy phòng riêng biệt và là nơi ở của các em trai và các em gái. Ở giữa là nơi sinh hoạt, học tập của các em. Trong số hơn 100 em sinh sống tại đây, có khoảng 80 em trong độ tuổi đi học đã được gửi vào học tại các trường.

     

    Theo trụ trì chùa Diệu Giác : “Những ngày trước, không biết vì sao nhiều người mẹ lại chọn cửa chùa này để bỏ lại đứa con do họ rứt ruột sinh ra. Năm 1989, chúng tôi phát hiện, quá cảm thương những phận đời bạc phước ấy, nên quyết định mang về nhận nuôi, cho học Phật pháp như một cách ươm mầm thiện. Dần dần, nơi đây được nhiều người người dân biết đến, nên họ thường gọi điện đến cho chúng tôi, nói về những hoàn cảnh trẻ nhỏ đang lang thang ngoài đường hay những em bé mới sinh ra bị mẹ chúng bỏ lạinuôi dưỡng. Tất cả đều được đưa về ngôi nhà chung chùa Diệu Giác này”. Với hơn 100 đứa trẻ khá đa dạng về độ tuổi, tâm sinh lý khác nhau, để có thể nuôi dạy chúng một cách đàng hoàng dĩ nhiên không dễ dàng chút nào. Cũng may mắn làm sao, nơi đây có nhiều người “mẹ” sẵn sàng hy sinh bản thân để tự nguyện về sống cùng với các em. Mái ấm hiện có 20 người “mẹ” như vậy, chuyên lo việc cơm nước, lau dọn, dạy bảo và chăm sóc các em nhỏ.

     

    Hơn hết, để trang trải chi phí sinh hoạt cho các em nhỏ, nhà chùa Diệu Giác đã cho mở quán cơm chay cạnh đó cũng gần chục năm nay. Ngoài ra là dựa vào một số nguồn từ các nhà hảo tâm ở khắp nơi, không chỉ trong nước mà kiều bào ở nước ngoài cũng thành tâm quyên góp tiền, chung tay cùng nhà chùa giúp đỡ những mảnh đời cơ nhỡ. Người có tiền giúp tiền, người có gạo ủng hộ gạo, các bạn học sinh - sinh viên ủng hộ sách vở, đồ dùng học tập, các cô bác tiểu thương ủng hộ rau, quả, mắm muối hàng ngày nên cuộc sống của các em nhỏ cũng đỡ phần khó khăn, thiếu thốn. Có thể nói, chùa Diệu giác, mái ấm tình thương là địa chỉ "vàng" của nhiều mạnh thường quân cùng với Gạo Phương Nam nhằm san sẻ cuộc sống của nhiều bé nhỏ, góp một phần nhỏ trên quá trình trưởng thành, để các em tự tin vững bước vào đời.

     

     Chùa Diệu Giác - Quận 2

     

    29) Chùa Bửu Liên - Thủ Đức

    Chùa bửu liên Thủ Đức

     

    30) Chùa Kỳ Quang 3 – Thảo Điền – TP.Thủ Đức

    Chùa kỳ quang 3 gạo từ thiện

    Chùa Kỳ Quang 3 nằm ở địa chỉ 73 Xa Lộ Hà Nội, Phường Thảo Điền, Quận 2 (cũ), TP.HCM. Chùa được thành lập năm 1969, do hòa thượng Thích Thiện Quang khai sáng, chùa theo hệ phái Bắc tông. Bước vào cổng tam quan chùa, phía đối diện là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát trên hồ sen. Phía sau là ngôi Chính điện, bên trong được trang trí nghiêm trang, gian giữa thờ tượng Phật Thích Ca, xung quanh là tượng Phật, Bồ Tát khác. Kiến trúc chùa hiện nay khá cổ kính, khuôn viên chùa được bao phủ nhiều cây xanh rất mát. Đến chùa Kỳ Quang 3 phường Thảo Điền quận 2, chúng ta cảm nhận được sự yên tĩnh, thanh tịnh, không khí trong lành trái ngược hoàn toàn với sự hối hả của nhịp sống đô thị nơi đây. Đây cũng là nơi dừng chân của nhiều phật tử cùng nhiều mạnh thường quân cúng dường hàng năm với Gạo Phương Nam.

    Chùa Kỳ Quang III - Thủ Đức

     

    31) Chùa Pháp Vân - Bình Thạnh

    Chùa Pháp Vân - Bình Thạnh

    Toạ lạc tại số 244 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Chùa do Hòa thượng Thích Huyền Thâm thành lập năm 1964. Chư vị trụ trì tiền nhiệm là Hòa thượng Thích Huyền Thâm (1964 – 1970), Hòa thượng Thích Huyền Vi (1970 – 1974). Thượng tọa Thích Trí Khả đương nhiệm trụ trì. Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng đức Bổn sư Thích Ca, hai bên thờ tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng.Chùa có phòng phát hành kinh sách và Đạo tràng Bát quan trai. Chùa còn tổ chức các khoá tu, các lễ lớn như Phật Đản, lễ Vu Lan báo hiếu tháng bảy, tết trung thu cho thiếu nhi, lễ hạ nguyên và còn làm các chương trình thiện nguyện giúp đỡ xã hội, các vùng sâu vùng xa các tỉnh thành có gia đình khó khăn. Ngoài ra, vào năm 2021, chùa Pháp vân còn phối hợp với Uỷ ban MTTQ Việt nam quận Bình Thậnh tổ chức trồng cây xanh, vì thành phố xanh, giảm ngập nước, chung tay bảo vệ môi trường sống. Với những việc làm thiện nguyện, lan toả tình yêu thương, chùa Pháp Vân là nơi thân thương của nhiều mạnh thường quân lựa chọn gạo từ thiện, gạo cúng dường tại công ty Cổ phần Lương thực Phương Nam, nhằm san sẻ tấm lòng đến nhiều người khó khăn hơn.

     Tặng cây xanh chùa Pháp Vân - Bình Thạnh

     

    32) Chùa Kim Cương - Quận 3

    Chùa Kim Cương - Quận 3

    Nằm ở địa chỉ 108/61 Trần Quang Diệu, Phường 14, Quận 3, TPHCM, chùa Kim Cương nằm trong hẻm nhỏ thông từ đường Huỳnh Văn Bánh sang Trần Quang Diệu, chùa nhỏ nhưng bày trí đẹp, màu sắc chủ đạo là màu nâu sẫm, đen. Chính điện nằm trên tầng 2, tầng trệt là nơi để tro cốt các vong gửi tại chùa. Chùa khá yên tĩnh, thích hợp cho việc tịnh tâm tu học. Hàng ngày, chùa sẽ có khoá lễ tụng kinh vào lúc  19h tối, Chủ nhật tổ chức thuyết giảng pháp cho phật tử tu học, đồng thời cũng tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện, các việc làm phát tâm hàng tháng. Hàng năm sẽ có lễ rước kiệu Phật Đản sanh, tổ chức lễ Vu Lan hay những ngày lễ lớn... Tuy chùa Kim Cương khá nhỏ giữa lòng Sài Gòn nhưng nơi đây vô cùng trang nghiêm và yên tĩnh, sạch sẽ. Cùng với đó, nhiều mạnh thường quân đã lựa chọn Gạo Phương Nam cùng nhau gửi gạo từ thiện, gạo cúng dường hay những món quà ý nghĩa hàng tháng nhằm san sẻ đến những mảnh đời kém may mắn cùng với các phật tử chùa Kim Cương.

     

     

    Mua gạo từ thiện - gạo cúng dường ở đâu tại TPHCM?


    Chung tay cùng với các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong dịp lễ Vu Lan báo hiếu, Chung tay cùng với các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong dịp lễ Vu Lan báo hiếu, CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM (hay còn gọi là Gạo Phương Nam) cùng lan toả tình yêu thương với những chính sách, ưu đãi riêng hỗ trợ với mức giá rẻ nhất, bình ổn nhất cho những khách hàng mua số lượng lớn gạo từ thiện. Ngoài ra hỗ thợ thêm các chi phí vận chuyển, khiêng vác tận nơi,... cùng nhau đồng hành lan toả yêu thương đến với cộng đồng, tạo nên những điều tốt đẹp đến với mọi người.

    Gạo Phương Nam cam kết chuyên cung cấp số lượng gạo sạch đầy đủ, mức giá niêm yết rõ ràng, xuất giấy tờ, hoá đơn cụ thể theo yêu cầu. Gạo được đóng túi bao bì cẩn thận, nguồn gốc rõ ràng, không trộn lẫn nhiều loại gạo khác nhau, xuất gạo với số lượng lớn và nhanh chóng. Khách hàng có thể yên tâm lựa chọn và trao gửi nó đến những người kém may mắn.

    Quý khách có nhu cầu có thể mua hàng tại:

    CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

    Liên hệ đặt hàng:

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline