Sản phẩm

Tác dụng của Hạt Methi Ấn Độ cho BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Tác dụng của Hạt Methi Ấn Độ cho BỆNH TIỂU ĐƯỜNG.

Hạt mê thi (Fenugreek) hay Hồ lô ba có phần xa lạ với đa số người Việt Nam nhưng thật ra rất quen thuộc với những bà nội trợ vì thường dùng đến bột “cà ri”. Tại nhiều nơi trên thế giới, mê thi không những được trồng để lấy hạt làm gia vị mà còn được dùng làm rau và làm thuốc trị bệnh. Cây mê thi cũng được trồng thử tại một số địa phương tại Việt Nam.

KM hạt methi loại tốt nhất: 180,000/kg (Đã giảm 25%).

Vậy mê thi là cây gì và lịch sử cũng như công dụng của nó như thế nào?

 Thường thì hạt methi dùng uống nước như uống trà, còn khi ăn cơm hàng ngày thì ăn gạo mầm An Giang vì chỉ số đường huyết thấp nên rất tốt cho người đái tháo đường.

Tên cây mê thi

–         Tên Ấn Độ: Mê Thi.

–         Tên Phạn: Mê Thika

–         Tên Anh – Mỹ: Fenugreek, Bird’s foot

–         Tên Pháp: Funugrec

–         Tên Đức: Bockshornklee

–         Tên Tây Ban Nha: Alholva

–         Tên Ý: Fieno Greco

–         Tên Nhật: Koroha

–         Tên Hy Lạp: Trigonella foenum-graecum, thuộc họ đậu Fabaceea,

+ “Trigonella”: có nghĩa là 3 cạnh, do hình dạng của hoa.

+ “Foenum-graecum”: tiếng latinh có nghĩa là rơm Hy lạp: cây đã được dùng để trộn thêm các rơm rạ có phẩm chất kém để tạo mùi thơm. Trước đây tại Hy lạp, fenugreek được trộn vào các rơm rạ bị mốc hay bị hư hỏng do côn trùng phá hoại, giúp rơm trở thành dễ ăn hơn, và hơn nữa trong thiên nhiên trâu bò và ngựa khi đau ốm chỉ chịu ăn mê thi.

Lịch sử vê cây mê thi

Mê thi được xem là một trong những cây đầu tiên được nhân loại trồng tại vùng thung lũng sông Nile từ 1000 năm truớc Công Nguyên

Các văn bản tìm được trong các ngôi cổ mộ Ai cập đã mô tả cách nấu nướng mê thi khi dùng làm thực phẩm và cách chế biến cây để làm thuốc (trị nóng sốt). Hạt mê thi khô đã được tìm thấy trong mộ của Tutankhamen. Người Ai cập dùng cây làm một trong các hợp chất để xông hương và để ướp xác

Hạt mê thi cháy khô tìm được tại Tell Halal (Iraq) được định bằng cacbon phóng xạ cho thấy niên đại khoảng 4000 năm (trước Công Nguyên).

Trong lịch sử của người Do Thái, mê thi như là một võ khí chống ngoại xâm: Năm 66-70 (sau Công nguyên,) Hoàng đế La Mã Titus Flavius Vespasian bao vây thành Jerusalem và ra lệnh cho quân sĩ san bằng bức tường thành. Phương thức phòng thủ của dân Jerusalem là đổ nước sôi hay dầu sôi vào quân xâm lấn dùng thang trèo lên mặt thành và theo sử gia Flavius Josephus thì người Do thái đã thêm dầu Mê Thi vào nước sôi để gây tăng thêm sư trơn trợt cho quân La Mã.

Trung Âu: Mê thi được các tu sĩ dòng Benedictins đưa về Trung Âu từ thế kỷ IX.

Trung Hoa: Mê thi được du nhập vào thời nhà Tống (khoảng năm 1057).

Đặc tính thực vật của cây mê thi

Chu kỳ sinh trưởng: Mê Thi thuộc loại có chu kỳ sống ngắn, có thể thu hoạch sau 3-4 tháng gieo trồng và mỗi năm có thể trồng xoay vòng đến 3 lứa.

Cây thuộc loại thảo hằng niên, có thân tròn không lông, mọc thẳng đứng,rễ phát triển.

Chiều cao: 60 – 80cm.

Lá: mọc so le, có mang 3 lá chét (lá phụ) xoan ngược, cuống ngắn 4 – 6 mm, dài 1.5 – 2 cm, rộng 0.5 – 1 cm, mép lá có răng cưa ở phân nửa phần trên, phiến có 4 đôi gân phụ.

Hoa:  màu vàng nhạt hay trắng, mọc ở nách lá, đơn độc hay từng đôi. Tràng hoa dài gấp đôi đài hoa.

Cây trổ hoa vào các tháng 4-6 và ra quả trong các tháng 7-8

Quả: hình trụ thẳng, hơi cong, dài 10-12 cm, rộng 4-5 mm, có mỏ nhọn ở đầu, chứa 10 đến 20 hạt.

Hạt: màu nâu sáng, hay vàng-nâu, hình thoi, dẹp, rất cứng (3×4 mm), nhiều cạnh, có mùi thơm

Các nước xuất cảng Mê Thi hiện nay là: Ấn độ, Pháp, Li Băng, Ai Cập và Argentina.

Thành phần hóa học của hạt mê thi:

Chất nhày: 2.5 – 45% (gồm các mannogalactans)

Chất đạm: 25 – 30% (các amino acids như choline-4-hydro xyisoleucine, lysine, tryptophan, histidine, arginine, cystine và tyrosine).

Các saponins loại steroid:  1.2-1.5%

Các loại sterols: 65%

Tinh dầu dễ bay hơi: 0.01% .

Dược tính của Mê thi

5.1  Mê thi và bệnh tiểu đường:

–         Thử nghiệm trên chuột:

+ Hạt mê thi sử dụng đơn độc hay dùng phối hợp với vanadate, tạo ra một sự bình thường hóa các men glucose-6-phosphatase và fructose-1,6-biphosphatase trong gan và thận của chuột bị tiểu đường.

+ Hạt Mê Thi cũng có hoạt tính giúp bình thường hóa hoạt động của men glyoxalase I nơi gan của chuột bị tiểu đường (trích dịch tạp chí: Indian Journal of Expe rimental Biology No: 37-1999).

+ Hoạt tính hạ đường tăng cao hơn khi dùng dưới dạng phối hợp. Khi cho chuột bình thường và chuột bị gây tiểu đường bằng alloxan dùng hạt Mê Thi ở những liều 2 và 8 g/kg hiệu ứng hạ glucose trong máu xẩy ra rất rõ rệt, hiệu ứng này tùy thuộc vào liều sử dụng (trích dịch tạp chí: Journal of Ethnopharmacology No: 75-2001).

–         Các nghiên cứu thử nghiệm hạ đường huyết của hạt mê thi trên những người bệnh tiểu đường tự nguyện :

+ Trong một thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát, hoạt tính của 3 chế phẩm từ hạt mê thi: 6 người bình thường (dùng hạt tươi, hạt đun sôi) và 6 bệnh nhân tiểu đường (dùng hạt tươi và hạt nẩy mầm).  Kết quả cho thấy hạt tươi và hạt nẩy mầm làm hạ glucose nơi tất cả 12 người  và hạt đun sôi không có tác dụng. (Trích dịch tạp chí Journal of Food Science and Techno logy No: 33-1996).

+ Một thử nghiệm khác trên 21 bệnh nhân tiểu đường ghi nhận liều 15 gram hạt mê thi cho dùng một lần trong bữa ăn gây hạ glucose trong máu, và không gây những thay đổi về nồng độ insulin (trích dịch tạp chí: Nutrition Research No: 16-1996).

+ Thử nghiệm dùng hạt mê thi trên 15 người bệnh tiểu đường. Kết quả: hạt mê thi đã loại chất béo trong 10 ngày, gây hạ glucose trong máu (nhịn ăn đêm trước) và giảm lượng glucose đào thải qua nước tiểu đến 64%. Thử nghiệm này cho rằng cơ chế tạo ra hạ đường trong máu của mê thi có thể do hiệu ứng của chất sơ dinh dưỡng trên sự hâp thụ glucose nơi ruột và do sự cải thiện hoạt tính ngoại vi của insulin (trích dịch các tạp chí Nutrition Research No: 10-1990 và  British Journal of Nutri tion No: 97-2007).

–         Hạt mê thi cũng làm giảm được một số triệu chứng của tiểu đường như khát nước, đi tiểu nhiều lần, yếu mệt và sụt cân.

5.2  Hoạt tính chống oxi – hóa của hạt mê thi:

–         Nhiều nghiên cứu trong công nghiệp thực phẩm đã cho thấy hạt Mê Thi có thể hữu hiệu khi dùng làm chất chống oxy-hóa để bảo quản thực phẩm: Trong một thử nghiệm, tiềm năng chống oxy-hóa của hạt Mê Thi có thể so sánh được với các chất kháng oxy tổng hợp như butylated hydroxyanisole và butylated hydroxytoluene ( trích dịch tạp chí: Meat Science No: 57-2001).

–         Khả năng kháng-oxy của hạt Mê Thi hoạt động rất tốt khi dùng bảo quản thịt heo xay (cà thịt tươi lẫn thịt đông lạnh).

5.3  Tác dụng bảo vệ gan của mê thi.

Thí nghiệm trên chuột: cho chuột uống thenol 6g/kg mỗi ngày liên tục trong 60 ngày: các triệu chứng hư gan bao gồm các thông số về hoạt động của các men gan, giảm hạ các nhóm sulfohydryl, gia tăng các nhóm carbonyl proteins. Kết quả: Các polyphenols trích từ hạt Mê Thi được nghiên cứu về khả năng bảo vệ gan chống lại tác hại của rượu và mê thi có hoạt tính tương tự như silymarin (dùng làm đối chứng), giúp cải thiện được các thay đổi bệnh lý ở gan gây ra do rượu (trích dịch tạp chí: Cell Biology and Toxicology No: 24-2008).

           5.4. Nghiên cứu độc tính và liều lượng dùng làm thuốc của mê thi:

– Độc tính: Mê Thi đã được sử dụng từ lâu đời để làm thực phẩm và không gây ra những phản ứng độc hại nào, các nghiên cứu độc tính cho thấy:

+ Trên chuột: cho chuột thử nghiệm ăn liên tục trong 90 ngày liều lượng cao từ 2 – 4 lần các liều dùng trị bệnh, đều không gây tác hại nào đến gan và máu (trích dịch tạp chí: Phytotherapy Research No: 10-1996).

+ Người bệnh tiểu đường: người bệnh tiểu đường sử dụng hạt theo liều lượng 25 gram/ngày, trong 24 tuần liên tục. không thấy có sự biến đổi trong các thông số về hoạt động của gan, thận và máu. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường, khi dùng thêm mê thi, cũng cần thông báo cho bác sĩ điều trị để tránh tình trạng mức đưởng hạ quá thấp khi dùng chung với các thuốc trị tiểu đường khác. (Trích dịch tạp chí: Nutrition Research No: 16-1996).

–         Liều lượng sử dụng thông thường của hạt mê thi tán bột: 6 gram/ngày.

–         Hạt mê thi dưới dạng trà dược: ngâm 0.5 gram mê thi trong 240 ml nước lạnh trong 3 giờ, sau đó lược và hâm nóng lại. Uống hàng ngày giúp ăn ngon miệng và bột nhão đắp bên ngoài da trị xưng da.

6.      Mê thi trong Y học dân gian:

–         Y học cổ truyền Trung Hoa: Mê thi được gọi là Hồ lô bá, có vị đắng, tính ấm có các tác dụng “ôn thận”, tán hàn và chỉ thống. Dùng trị các trường hợp trị tạng thận suy yếu, đau bao tử, đau ruột, sưng chân, thấp gây ra đau khớp khó đi lại.

–         Y học cồ Hoa Kỳ: Những người di dân đầu tiên đến miền Đất mới, đã dùng hạt Mê Thi làm một phương thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt

–         Y học cổ truyền Ấn Độ:

+ Cây non và lá có mùi thơm được dùng làm rau ăn.

+ Cây và lá tán thành bột, trộn nước lảm thành khối nhão để đắp trị phỏng và đắp trên da đầu để giúp chống bạc tóc. Lá được dùng uống trị ăn không tiêu và bệnh về mật, nước sắc toàn cây dùng trị bệnh huyết trắng.

+ Hạt mê thi dùng làm gia vị chế biến cà ri. Hạt được dùng cho các sản phụ để tăng sữạ. Ngoài ra, hạt mê thi sau khi rang chín, tán thành bột, được dùng để trị kiết lỵ và tại vùng Hymalaya, cho trẻ em dùng để trị sán lãi.

7.      Mê thi được dùng như rau và đồ gia vị:

–         Đọt non của cây mê thi được băm vụn, trộn chung vào các món salad.

–         Hạt có màu vàng vị đắng, thành phần quan trọng của bột cà ri Ấn Độ.

8.      Đặc điểm dinh dưỡng của hạt mê thi:  (trong 100 gram hạt mê thi)

–         Chất đạm:  23 g

–         Chất xơ: 10.07 g

–         Chất béo: 6.41 g

–         Calcium: 176 mg

–         Sắt: 33.53 mg

–         Magie: 191 mg

–         Photpho: 296 mg

–         Natri: 67 mg

–         Kẽm: 2.5mg

–         Đồng: 1.11 mg

–         Mangan: 1.23 mg

–         Vitamin C:  3 mg

Phân phối sản phẩm hạt mê thi

Công ty Cổ phần Lương thực Phương Nam () cung cấp một lượng lớn sản phẩm từ hạt mê thi với nguồn gốc rõ ràng, hàng được đảm bảo đóng gói bao bì đúng tiêu chuẩn bảo sản phẩm. Chúng tôi giao hàng tận nơi và luôn đặt dịch vụ chăm sóc khách hàng lên hàng đầu và với mong muốn mang lại những hiệu quả của nó đến người tiêu dùng một cách cao nhất từ thông tin đến chất lượng.

 

Trong bài viết có tham khảo các tạp chí khoa học (dịch lại) và các website khoa học y học.

Bài viết khác

Đánh tan suy nghĩ gạo lứt khô, cứng cơm, khó ăn với gạo lứt tím than Sóc Trăng

Trong suy nghĩ của nhiều người, gạo lứt ăn sẽ giảm cân nhưng nhiều người e ngại vì nó rất khô, cứng cơm, khó tiêu hoá. Tuy nhiên, gạo lứt tím than lại cho cơm mềm, dẻo, dễ ăn giúp đánh tan nỗi lo khó ăn gạo lứt

Cánh đồng lúa ST25 chín vàng được biến thành không gian triển lãm ảnh

Một cánh đồng lúa ST25 ngoài rìa phố cổ Hội An được lựa chọn thời khắc lúa chín rộ để tổ chức một triển lãm nhỏ xinh phục vụ khách chơi lễ. Hàng chục bức ảnh chụp các loài chim nước được sắp đặt khéo léo tạo hình ảnh đẹp mắt.

Cơm nấu từ gạo ST25 Việt Nam vào thực đơn Văn phòng Nội các Nhật Bản

Ông Tạ Đức Minh, tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, cho biết lần đầu tiên gạo ST25 của Việt Nam được đưa vào chế biến món ăn trong thực đơn của Văn phòng Nội các Nhật Bản

Gạo ST25 của Việt Nam vào Văn phòng Nội các Nhật Bản thế nào?

Đúng ngày 2-9, những cán bộ của Văn phòng Nội các Nhật Bản vui vẻ thưởng thức món cơm chiên được chế biến từ cơm nấu từ gạo ST25 - "gạo ngon nhất thế giới" đến từ Việt Nam.

Đông Trùng Hạ Thảo - Món Quà Ý Nghĩa Tết Trung Thu

Đông trùng hạ thảo được xem như là món quà tặng mới mẻ – quà tặng đẳng cấp giúp bạn có thể ghi điểm một cách ngoạn mục cũng như khẳng định giá trị của bản thân bởi sự khác biệt và những giá trị dinh dưỡng mà món ăn này mang lại.

Khám phá sự khác biệt giữa gạo ST25 lúa tôm an toàn và gạo hữu cơ ST25

Nên lựa chọn sử dụng gạo ST25 lúa tôm an toàn hay gạo hữu cơ ST25. Sự khác nhau giữa 2 loại gạo ST25 lúa tôm hộp và gạo hữu cơ ST25 hộp chuẩn USD của Mỹ. Tại sao có sự chênh lệnh mức giá giữa 2 loại gạo này?

Bàn về việc giảm diện tích trồng lúa ở vùng ĐBSCL và tăng giá trị hạt gạo của Việt Nam

Hiện nay, việc trồng lúa ở vùng ĐBSCL gặp nhiều khó khăn về lợi nhuận. Vậy có nên giữ hay giảm diện tích lúa ở vùng ĐBSCL để tập trung vào chất lượng, nâng cao giá trị lúa gạo của Việt Nam?

Logo The Rice Trader - Cuộc thi gạo ngon nhất thế giới

Năm 2019, gạo ST25 của nhóm kỹ sư Hồ Quang Cua vinh dự nhận được giải nhất cuộc thi gạo ngon thế giới và được in lên bao bì gạo ST25 logo thương hiệu gạo ngon nhất thế giới do The Rice Trader cung cấp

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng - vị thầy thuốc tài hoa của dân tộc Việt Nam

Trong y học đông và tây y, bác sĩ Lương lễ Hoàng là một trong những nhân vật lớn trong việc tiên phong sử dụng những sản phẩm tốt cho sức khỏe. Vậy bác sĩ Lương Lễ Hoàng là ai?

Kỹ sư Hồ Quang Cua - Quy trình trồng gạo ST25 lúa tôm

Những năm qua, người tiêu dùng trong nước rất ấn tượng với thương hiệu gạo ST25, trong đó có gạo ST25 lúa tôm. Vậy quy trình trồng gạo ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua có gì đặc biệt không?