Sản phẩm

Đông Trùng Hạ Thảo Nên Uống Như Thế Nào & Uống Lúc Nào Là Tốt Nhất

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO NÊN UỐNG LÚC VÀO THỜI ĐIỂM NÀO LÀ TỐT NHẤT TRONG NGÀY

Từ thời xa xưa, đông trùng hạ thảo được xem như là một trong những loại "dược liệu quý hiếm" và được sử dụng rộng rãi trong nền y học cổ truyền Trung Hoa và một số nước khác trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Hiện nay, đông trùng hạ thảo được sử dụng để chữa, hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh và và được người tiêu dùng tìm mua để đáp ứng nhu cầu về sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng trùng thảo lúc nào là tốt nhất thì luôn là điều khiến mọi người không khỏi băn khoăn. Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ về đông trùng hạ thảo nên sử dụng lúc nào là tốt để đạt được hiệu quả đúng lúc.

Đông trùng hạ thảo là gì?

Đông trùng hạ thảo là một loại thảo dược quý hiếm, được xem như "con lai" giữa động vật và thực vật. Cụ thể, nó là sự kết hợp giữa sâu non (ấu trùng bướm) của loài Thitarodes và loài nấm ký sinh Cordyceps sinensis. Từ những năm của thế kỷ XV thì loại dược liệu quý đã xuất hiện trong y học của Tây Tạng, dần dần phổ biến vài Trung Quốc.

Vào mùa đông, loài bướm này đẻ trứng, trứng nở thành các ấu trùng sâu non, chúng vùi mình vào những vùng đất tơi xốp để bắt đầu tìm chỗ ngủ đông. Khi ấu trùng ăn phải bào tử nấm hoặc nhiễm nấm qua các lỗ thở, nấm sẽ sinh sôi mạnh mẽ, bắt đầu xâm chiếm các mô tế bào, ăn hết chất dinh dưỡng bên trong cơ thể ấu trùng và làm chết sâu non.

Khi mùa hè tới, nấm bắt đầu mọc ra khỏi thân sâu, dần phát triển thành hình dạng cây nấm và phát tán các bào tử nấm để chuẩn bị cho cuộc đi săn ấu trùng vào mùa đông tới. Tên gọi Đông trùng có nghĩa là những con sâu sống vào mùa đông, còn Hạ thảo là loài cây cỏ phát triển vào mùa hè, chỉ sự biến chuyển từ hình thái động vật sang thực vật của loài nấm dược liệu này. 

Ở cá vùng cao nguyên mát mẻ và rộng lớn như Tây Tạng, Thanh Hải, Vân Nam, Tứ Xuyên,… có độ cao từ 4.000 – 5.000m là nơi trùng thảo sinh sôi, phát triển nhiều. Vì vậy, dược thảo sẽ có được giá trị và chất lượng khi được nhập từ những nơi thổ nhưỡng tốt. 

Phân loại về đông trùng hạ thảo

Có nhiều cách để phân loại đông trùng hạ thảo. Các loại đông trùng hạ thảo có thể khác nhau ở loại nấm ký sinh, loại vật chủ mà nấm kí sinh… ước tính có khoảng 600 loại có cấu trúc và mô hình cấu tạo giống như đông trùng hạ thảo mà chúng ta vẫn biết. Trong số đó chỉ có số ít có ứng dụng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Có thể phân loại đông trùng hạ thảo dựa vào nguồn gốc hình thành và môi trường sinh trưởng của chúng. và các loại đông trùng này là những loại ứng dụng trong y học và thực phẩm.

  • Theo xuất xứ: gồm 3 loại là xuất xứ tự nhiên, nhân tạo và bán tự nhiên
  • Theo trạng thái: dạng tươi nguyên con; dạng thành phẩm phơi khô
  • Theo dạng chế phẩm: dạng nước, dạng viên nang, dạng bột

Thành phần hoá học của đông trùng hạ thảo

Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối (biomass) của đông trùng hạ thảo có 17 acid amin khác nhau, có D-mannitol, có lipid, có nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na…).

Quan trọng hơn là trong sinh khối đông trùng hạ thảo ngày càng nhiều hoạt chất quý được phát hiện. Nhiều hoạt chất này có giá trị dược liệu thần kỳ. Trong đó phải kể đến cordiceptic acid, cordycepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosine. Đáng chú ý hơn là nhóm hoạt chất HEAA ( Hydroxy-Ethyl-Adenosine- Analogs).

Đông trùng hạ thảo còn có chứa nhiều loại vitamin trong 100g ĐTHT có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K,...

Công dụng của đông trùng hạ thảo

Cho dù là loại đông trùng hạ thảo nào thì tác dụng của chúng cũng tương đồng nhau. Khác nhau ở mức độ của tác dụng vì phụ thuộc vào hàm lượng các hoạt chất sinh học. Nhìn chung các loại đông trùng hạ thảo đều có công dụng tiêu biểu:

  • Bổ sung các chất dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể trong quá trình tham gia thể thao
  • Tính chất chống lão hoá
  • Tác dụng chống khối u tiềm năng
  • Hỗ trợ điều trị ở người bệnh tiểu đường
  • Lợi ích đối với sức khỏe tim mạch
  • Giúp chống lại các bệnh viêm nhiễm
  • Đối với hệ hô hấp
  • Điều hòa miễn dịch, nhiều hoạt chất liên quan đến tăng cường miễn dịch
  • Cải thiện chức năng não bộ, tăng tuần hoàn, chống huyết khối

Để đánh giá loại đông trùng hạ thảo nào tốt hơn chúng ta cần dựa vào hàm lượng dược chất của các thành phần có hoạt tính sinh học. Trước khi mua đông trùng hạ thảo, hãy kiểm tra các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ cũng như tỷ lệ và hàm lượng dược chất trong đó quan trọng nhất là adenosin và cordycepin. Loại này chứng minh được hàm lượng cao các hoạt chất này thì có nghĩa loại đông trùng hạ thảo đó có được tác dụng tốt hơn với sức khỏe.

Uống đông trùng hạ thảo lúc nào là tốt nhất?

Đông trùng hạ thảo được phân nhiều loại chính vì vậy nên từng loại sẽ có những thời điểm sử dụng thích hợp khác nhau:

  • Đông trùng hạ thảo dạng nước sử dụng khi nào là tốt nhất?

Đây là một dạng bào chế của đông trùng hạ thảo giúp cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất nhanh chóng. Tùy vào thể trạng mỗi người sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau như:

  • Người suy nhược cơ thể, lao động quá sức: 1 – 3 lọ/ ngày, sử dụng liên tục trong 10 ngày đến 20 ngày.
  • Người dưới 35 tuổi: 1 – 2 lọ / ngày, dùng trong 5 -10 ngày liên tục.
  • Với người trên 36 tuổi: 1 -2 lọ / ngày với lộ trình 10-20 ngày.
  • Người khỏe mạnh muốn phòng ngừa bệnh tật: 1 – 2 lọ / ngày, sử dụng trước khi ăn 30 phút.
  • Người sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh: 2 – 4 lọ / ngày, chia làm 2 lần uống. Lộ trình kéo dài khoảng 30 ngày/ đợt.

Thời điểm thích hợp nhất để sử dụng đông trùng hạ thảo dạng nước là vào buổi sáng sớm, khi cơ thể đang đói, hoặc trước đi ngủ. Đây là lúc cơ thể có thể nhanh chóng hấp thụ được dinh dưỡng, giảm thiểu sự hao hụt do các phản ứng hóa học.

Trước khi sử dụng nên lắc đều lọ trước để các thành phần hóa tăng, giảm cặn, mang lại tác dụng tối ưu cho sản phẩm. Không nên sử dụng đông trùng hạ thảo trong thời gian dài liên tục.

Sau mỗi đợt dùng nên tạm nghỉ khoảng 3-7 ngày sau đó mới bắt đầu sử dụng đợt tiếp theo.

  • Đông trùng hạ thảo dạng viên sử dụng như thế nào tốt nhất?

Đông trùng hạ thảo dạng viên được nhà sản xuất khuyến cáo sử dụng cho các đối tượng trên 12 tuổi. Người dùng cần chú ý tuân thủ sử dụng đúng liều lượng, không sử dụng quá liều có thể gây những tác dụng phụ không mong muốn.

  • Tùy vào từng sản phẩm, hướng dẫn sử dụng cũng sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung liều lượng được khuyên dùng như sau:
  • Người dùng để bồi bổ sức khỏe: 2 lần/ngày, mỗi lần uống 1 viên 500mg trước bữa ăn 30 phút.
  • Người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, cần phục hồi sức khỏe: 2 lần/ngày. Mỗi lần 2 viên (500mg/1 viên). Uống vào sáng trước khi ăn và tối trước khi đi ngủ. Uống đông trùng hạ thảo vào lúc nào tùy thuộc vào thể trạng và thói quen của mỗi người.

Nhưng để đảm bảo thành phần dinh dưỡng được hấp thu đầy đủ, phát huy công dụng tối ưu bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể chi tiết. Theo đó, các chuyên ra đưa ra lời khuyên là thời điểm thích hợp nhất để sử dụng sản phẩm là trước các buổi chính trong ngày.

  • Hướng dẫn sử dụng đông trùng hạ thảo khô cách tốt nhất? 

Dùng đông trùng hạ thảo khô đơn giản chỉ cần ngâm vào nước ấm rồi nhai trực tiếp. Ngoài ra người ta còn dùng chúng hãm trà để uống. Loại này dồi dào chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe.

Với cách nhai trực tiếp, thời điểm thích hợp nhất để ăn đông trùng hạ thảo khô là vào bữa sáng. Với cách hãm trà thì có thể uống vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Dùng đông trùng hạ thảo khô chỉ việc nhai trực tiếp

  • Rượu đông trùng hạ thảo uống lúc nào tốt?

Rượu đông trùng hạ thảo là một dạng sản phẩm rất được cánh mày râu ưa chuộng để chữa bệnh yếu sinh lý, giảm ham muốn, di mộng tinh và liệt dương. Rượu trùng thảo cũng có cách bảo quản và thời gian lâu hơn so với những sản phẩm khác.

Rượu đông trùng hạ thảo uống lúc nào tốt? Bạn nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ với liều lượng từ 10 đến 15ml để đảm bảo hiệu quả được cao nhất. Nếu rượu trùng thảo ngâm cùng với nhung hươu, nhân sâm hay cá ngựa,… thì bạn nên uống trong bữa ăn do thành phẩm có tác dụng kích thích thần kinh.

Lưu ý: Trường hợp bệnh nhân có bệnh lý nền về gan thì không nên dùng rượu đông trùng hạ thảo.

  • Trà và những món ăn khác bồi bổ cho sức khỏe từ trùng thảo

Trùng thảo còn có thể chế biến thành trà và những món ăn khác bồi bổ cho sức khỏe để bạn áp dụng tại nhà. Cách làm này hiện nay được ưa chuộng bởi có thể chế biến ở nhiều món ăn thay đổi khẩu vị.Món ăn hoặc trà đông trùng hạ thảo uống khi nào bạn hãy chú ý như sau:

  • Trà trùng thảo có thể hãm uống hàng ngày để cải thiện sức khỏe và thư giãn tinh thần của bệnh nhân.
  • Đông trùng hạ thảo tươi ăn trực tiếp chỉ nên dùng 1 sợi vào buổi sáng là được. Mỗi tuần chỉ nên dùng 3 đến 4 lần, tránh lạm dụng nhiều.
  • Món ăn từ đông trùng hạ thảo như canh trùng thảo nấu bạch cập, gà hoặc ba ba hầm trùng thảo chỉ nên dùng từ 3 đến 4 lần mỗi tuần. Thời gian nấu món ăn không nên để quá 1 tiếng sẽ khiến dưỡng chất bị hao hụt.

Nhìn chung, đông trùng hạ thảo là dược liệu quý, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, loại dược liệu này vẫn có những tác dụng không mong muốn nếu dùng không đúng chỉ dẫn như các tác dụng phụ nhẹ, bao gồm đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc khô miệng. Các triệu chứng thường hết sau khi ngừng điều trị. Nếu bạn bị dị ứng với nấm mốc hoặc men, bạn sẽ có thể bị dị ứng với đông trùng hạ thảo và nên tránh xa chúng.

--->Có thể bạn quan tâm:

Địa điểm bán đông trùng hạ thảo giá sỉ tại TPHCM

CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

Showroom: 644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, Phường 14, Quận 10, TP.HCM

Cửa hàng & kho: 453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM

Websitehttps://gaophuongnam.vn/dong-trung-ha-thao-say-thang-hoa

Bài viết khác

Bún Gạo Lứt - Bí Quyết Sức Khỏe Từ Tinh Hoa Gạo Lứt

Bún gạo lứt không chỉ là một loại bún thông thường mà còn là biểu tượng của sức khỏe và dinh dưỡng. Được chế biến từ gạo lứt - loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, bún gạo lứt giữ lại những dưỡng chất quý giá ở lớp cám và mầm của hạt gạo, tạo nên một sự kết hợp hoàn hảo giữa vị ngon và lợi ích dinh dưỡng.

Gạo Mầm Là Gì? Và Vì Sao Gạo Mầm Lại Có Thể Giảm Cân?

Gạo mầm là mầm gạo, vẫn còn giữ nguyên phôi, được xuất hiện lần đầu tại Nhật Bản. Và cho đến nay, thì Việt Nam đã sản xuất ra loại gạo này, loại gạo mầm của Việt Nam như gạo mầm vibigaba được đánh giá khá cao về giá trị dinh dưỡng, thậm chí còn cao hơn gạo lứt và có thể hỗ trợ rất cho quá trình giảm cân.

Top 5+ Công Dụng Từ Gạo Mầm Mà Bạn Nên Biết

Theo những gì người bán nói thì hạt gạo nảy mầm, còn gọi là gạo mầm, có khả năng chữa bá bệnh, từ cân bằng huyết áp, giảm cholesterol đến chữa trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, thực hư tác dụng về gạo mầm là như thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu về loại gạo này nhé.

Tin vui y học - Cứu sống bé trai bằng loại thuốc đăt nhất thế giới

Giành lấy lọ thuốc đắt nhất thế giới bằng cách quay xổ số cho căn bệnh teo cơ tuỷ, chữa khỏi cho một bé trai ở Hà Nội

Những lý do khiến hạt mè đen trở thành "bạn tốt" đối với sức khoẻ

Hạt mè đen là một trong những gia vị lâu đời trong ẩm thực. Vậy mè đen có tác dụng gì? Hạt mè đen có thể chế biến thành những món ngon nào? Cùng tìm hiểu nhé

Tìm hiểu những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng tăng cường sức khoẻ não bộ

Kết hợp các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp tăng cường sức khỏe não bộ và ngăn ngừa rối loạn thần kinh.

Ăn bao nhiêu đường là đủ cho một ngày?

Đường là một loại năng lượng không thể thiếu cho của con người. Nhưng ăn nhiều thì gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, ăn ít thì hạ đường huyết. Vậy một ngày lượng đường bao nhiêu là đủ?

Bệnh mất ngủ và những cách phòng chống của lương y Nguyễn Văn Sang

Bệnh mất ngủ là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh mất ngủ? Có cách nào để điều trị bệnh mất ngủ hay không? Cùng tìm hiểu về bệnh mất ngủ với lương y Nguyễn Văn Sang nhé

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng nói gì về bệnh viêm xoang

Trong cuộc sống đầy hối hả như hiện nay, viêm xoang là một căn bệnh phổ biến xuất hiện ở rất nhiều người. Vậy bệnh viêm xoang có nguy hiểm không? Bác sĩ Lương Lễ Hoàng nói gì về bệnh viêm xoang?

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng nói gì về bệnh viêm gan - Phần 2

Gan là một bộ phận rất quan trọng trong cơ thể, tuy nhiên lại có rất nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến viêm gan. Cùng bác sĩ Lương Lễ Hoàng tìm hiểu thêm các câu hỏi về bệnh viêm gan nhé