Sản phẩm

Đậu Đen Bổ Thận, Lá Lách, Sáng Mắt, Đen Tóc,…

Khám phá thang thuốc từ đậu đen xanh lòng mà dân gian vẩn áp dụng từ ngàn xưa:

Đậu đen là nguồn cung cấp vitamin đa dạng cho cơ thể:

– Vitamin A: được dùng cho trẻ em chậm lớn, mắt bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, quáng gà, khô mắt, rối loạn nhìn màu mắt, bệnh vảy cá, bệnh trứng cá, chứng tóc khô dễ gãy, móng tay, móng chân bị biến đổi, hội chứng tiền kinh, rối loạn mãn kinh, xơ teo âm hộ, chứng mất khứu giác, viêm mũi họng mãn, điếc do nhiễm độc, ù tai, nhiễm khuẩn tiêu hóa, có lợi cho người thiếu hụt viatmin A như người vừa ốm dậy, phụ nữ cho con bú, cường giáp…

– Vitamin B1: có lợi cho người bị tê phù, viêm đau dây thần kinh, suy nhược cơ thể…

– Vitamin B2: có lợi trong rối loạn hấp thu, rối loạn thị giác, trẻ em chậm lớn, thiếu máu, viêm loét da, niêm mạc như loét lưỡi, viêm kết mạc, viêm mống mắt, viêm loét giác mạc…

– Vitamin C: phòng ngừa bệnh Scorbut. Phòng ngừa thiếu hụt vitamin C do chế độ ăn mất cân bằng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong các bệnh nhiễm trùng, cảm cúm thời kỳ dưỡng bệnh…

1. Công dụng chữa bệnh của đậu đen

 

– Đậu đen Có tác dụng khử độc sulfates

Do có chứa khoáng chất vi lượng molypden – một thành phần của enzyme sulfile oxidate nên có tác dụng rất tốt trong việc khử độc sulfates (sunfit) cho cơ thể. Đây là hóa chất có nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn không có lợi cho con người, làm tăng nhịp tim, gây đau đầu hoặc rối loạn chú ý. Nếu ai cơ thể nhạy với sunfit thì phải bổ sung để nó khử độc. Một bát đậu đen có chứa tới 172% nhu cầu khoáng chất molypden cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.

– Đậu đen Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Người ta nhận thấy những người ăn nhiều đậu đen, rau xanh, ngũ cốc là nhóm người giảm được tới 82% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, so với nhóm người ăn ít nhóm thực phẩm nói trên, đặc biệt là thực phẩm họ đậu, lý do là đậu đen có chứa nhiều chất xơ. Lợi thế của đậu đen là cung cấp chất xơ, folate và magie giúp làm giảm hormocystein, một loại acid amino hay còn gọi là sản phẩm trung gian không có lợi cho quá trình chuyển hóa và một khi hormocystein tăng thì rủi ro mắc bệnh tim, đột quỵ là rất lớn.

– Đậu đen Tăng cường năng lượng cho cơ thể và ổn định lượng đường huyết

Ngoài lợi ích cho hệ tiêu hóa, tim mạch, chất xơ hòa tan có trong đậu đen có tác dụng ổn định lượng đường trong máu. Trường hợp cơ thể kháng insulin mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thì nên tăng cường ăn đậu đen, nó sẽ giúp cơ thể tiêu thụ năng lượng một cách chậm hơn và cuối cùng ổn định lượng đường huyết.

Tại Hoa Kỳ, người ta đã thực hiện một nghiên cứu đối chứng những người mắc bệnh ĐTĐ týp 2 được chia làm 2 nhóm, nhóm ăn theo tiêu chuẩn quy định đối với người ĐTĐ, khẩu phần ăn có 24g chất xơ/ngày và một nhóm khác dùng tới 50g chất xơ/ngày. Kết quả hai nhóm đều giảm lượng đường huyết và insulin nhưng ở nhóm sau lượng cholesterol toàn phần giảm được gần 7%, triglycerid giảm 10,2% và hàm lượng cholesterol xấu giảm 12,5%.

2. Các bài thuốc chữa bệnh từ đậu đen

– Ra mồ hôi nhiều do thể trạng suy nhược: đậu đen 30g, phù tiểu mạch 30g, đại táo 15g, sắc uống. Hoặc đậu đen 60g, hoàng kỳ 30g, sắc uống.

– Liệt dương, giảm khả năng tình dục, tai ù, tai điếc do thận hư: đậu đen 60g, thịt chó 500g, ninh nhừ làm thức ăn hằng ngày.

– Các chứng bệnh hậu sản: Đậu đen 1.500g sao cháy ngâm với 1.000ml rượu trắng trong một tháng. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10ml.

– Thủy thũng do thận hư: Đậu đen 150g, ý dĩ 30g, đãi sạch, ninh bằng nồi đất trong 60 phút, chia ăn vài lần trong ngày.

– Viêm da lở loét do nhiệt độc hoặc ngộ độc thuốc và thực phẩm: Đậu đen 30g, cam thảo sống 9g, sắc uống.

– Kinh nguyệt không đều: Đậu đen 50g sao cháy, tô mộc 12g, sắc uống.

– Động thai đau bụng: Đậu đen 50g sắc lấy nước pha thêm một chút rượu vang uống.

– Tăng huyết áp: Đậu đen 50g, hạ khô thảo 30g, đường trắng 20g. Đem sắc hạ khô thảo lấy nước ninh với đậu đen cho nhừ, chia ăn vài lần trong ngày.

– Bại liệt nửa người do di chứng tai biến mạch não: Đậu đen 100g, độc hoạt 15g, một ít rượu gạo. Cho hai vị vào nồi sắc với 2.000ml nước còn 500ml, hòa với rượu chia uống vài lần trong ngày.

– Sỏi đường tiết niệu: Đậu đen 50g, vỏ bí đao 50g, sinh khương 10g, sắc uống.

– Tiểu ra máu: Đậu đen 30g, đậu xanh 30g, rễ cỏ tranh 30g, sắc uống.

– Di tinh: Đậu đen 30g, thanh hao 30g, sắc uống.

– Rối loạn tiền đình: Đậu đen 30g, ngải cứu 45g, trứng gà 1 quả. Luộc 3 vị cho tới khi trứng chín, ăn trứng, uống nước sắc.

– Đái tháo đường: Đậu đen 30g, hoàng tinh 30g, mật ong 10g, ninh nhừ ăn hằng ngày.

– Đau lưng đau ê ẩm, cứng đờ, cử động khó: đậu đen: 300g sao vàng, 300g nấu chín nhừ, 300g cho vào chõ đồ chín. Trộn đều ba loại trên cho vào 2 lít rượu chưng cách thủy 30 phút, sau đó ngâm tiếp 7 ngày, mỗi ngày uống 1 chén nhỏ vào bữa ăn (tổng lượng 100ml/ ngày). Ngoài ra có thể dùng rượu cho thêm ít gừng tươi xào nóng, xoa bóp lưng rất hiệu nghiệm.

– Giải rượu: Uống nước sắc đậu đen càng nhiều càng tốt.

– Làm đen tóc, mọc tóc: Đậu đen 50g, nhục quế 15g, đại táo 50g, ninh nhừ ăn trong ngày.

– Tăng tuổi thọ: Đậu đen 50g, đậu xanh 50g, đậu đỏ 50g, ninh thành cháo, chế thêm đường, chia ăn vài lần trong ngày.

– Giải khát, làm hết khô miệng ban đêm: Đậu đen 80g, lê 1 quả, đường phèn 30g, sắc lấy nước uống hằng ngày.

– Đau bụng dữ dội, chưa rõ nguyên nhân: đậu đen 100g, sao cháy, sắc lấy nước đặc cho thêm rượu, uống nóng 1 lần. Cơn đau giảm nhanh, nhưng cũng cần đưa bệnh nhân đi khám ngay lập tức ở bệnh viện để có chẩn đoán và xử lý kịp thời.

– Đái rắt, đái buốt, tiểu ít: đậu đen 15g, hạt sen 15g, rau má, hạt mã đề vừa đủ, tất cả đem sắc đặc uống thay nước chè. Uống 5 – 7 ngày.

– Đau nhức ở các khớp xương hoặc ngộ độc rượu lâu ngày: một quả dừa xiêm, vạt đầu, rồi bỏ 20g đậu đen đã rửa sạch vào quả dừa, đậy nắp dừa lại sau đó đem chưng cách thủy khoảng 3 – 4 giờ cho đậu nhừ rồi đem ra uống nước, ăn cái, mỗi tuần chỉ cần ăn 1 lần hoặc ăn 1 – 2 lần trong tháng.

Cháo đậu đen rất tốt cho sức khỏe trong mùa nóng

– Cháo thanh nhiệt giải độc dùng trong mùa nóng: đậu đen 50g, lá sen 1 lá, gạo tẻ 50g. Lá sen lấy loại lá bánh tẻ, loại bỏ tạp chất thái nhỏ đem sắc 15 – 20 phút, lọc lấy nước bỏ bã. gạo tẻ và đậu đen loại bỏ tạp chất, vo qua, cho vào nồi rồi cho nước sắc lá sen vào thêm nước cho đủ, đem ninh nhừ thành cháo. nêm gia vị vừa đủ bắc ra ăn nguội trong ngày. Có thể ăn thường xuyên trong mùa hè, thích hợp cho tất cả mọi lứa tuổi, nhất là với người phải làm việc trong môi trường nắng nóng, người háo khát, người can thận âm hư gồm: tăng huyết áp, phụ nữ tiền mãn kinh, rôm sảy, ban ngứa, suy nhược cơ thể…

Bài viết khác

[Thông tin Báo Chí] Gạo Thơm RVT Việt Nam đạt huy chương vàng tại Trung Quốc

Gạo Thơm RVT của Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam đã xuất sắc đoạt Huy chương vàng về chất lượng gạo trong cuộc thi quốc tế tại Trung Quốc - ASEAN

Khảo sát xu hướng mua gạo của nhiều gia đình ở chung cư hiện nay

Sau chuyến đi thực tế của Phương Nam tìm hiểu xu hướng mua gạo của nhiều gia đình ở chung cư hiện nay, đồng thời phổ biến thêm rộng rãi về gạo ST25 chính hãng kỹ sư Hồ Quang Cua đến mọi người. Vậy kết quả có được là gì?

Những món ăn cổ truyền không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết

Ngày Tết là dịp quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam, và mâm cỗ Tết thường gắn liền với những món ăn truyền thống có giá trị tượng trưng và ý nghĩa đặc biệt. Cùng tìm hiểu những món ăn không thể thiếu trong mỗi dịp Tết nhé

Gợi ý những món quà tết doanh nghiệp thiết thực trong dịp Tết Nguyên Đán

Hàng năm vào dịp Tết Nguyên Đán, để tìm một món quà Tết doanh nghiệp thiết thực, phù hợp với tài chính công ty, công đoàn cũ luôn là một nhiệm vụ không dễ dàng. Vậy nên chọn món qùa tặng tết doanh nghiệp gì? Cùng tìm hiểu gợi ý dưới đây nhé

Tìm hiểu và phân biệt các loại gạo lứt và tên gọi của chúng trên thị trường

Ngày nay, thị trường gạo lứt đang phát triển với nhiều sản phẩm và tên gọi khác nhau khiến nhiều người khó lòng phân biệt và lựa chọn. Qua đây, cùng tìm hiểu và phân biệt các loại gạo lứt nhé

Giữa gạo lứt đen và gạo lứt đỏ, cái nào là lựa chọn tốt hơn?

Trong thế giới gạo lứt, gạo lứt đỏ và gạo lứt đen là 2 loại gạo phổ biến và được rất nhiều người lựa chọn khi ăn. Vậy giữa gạo lứt đen và gạo lứt đỏ, nên chọn loại gạo lứt nào?

Gạo Nương Tím Tây Bắc là gì? Gạo Nương Tím Có Phải Gạo Lứt Không?

Hiện nay, gạo nương tím Tây Bắc được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm và tìm hiểu sử dụng trong bữa ăn gia đình. Vậy gạo nương tím là gì? Gạo nương tím có phải gạo lứt không? Cùng tìm hiểu nhé

Giá lúa gạo hôm nay ngày 08/9/2023: Giá gạo trong nước tăng 200đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay ngày 07/9/2023: Điều chỉnh giảm với gạo xuất khẩu

Theo thông tin cập nhập từ Bộ Công Thương, Giá lúa gạo hôm nay  ngày 07/09/2023 tại thị trường nội địa điều chỉnh trái chiều với mặt hàng gạo. Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu giảm 10 USD/tấn.

So sánh gạo lứt đỏ và gạo lứt trắng, loại nào tốt hơn?

Gạo lứt đỏ và gạo lứt trắng loại nào tốt hơn? Gạo lứt đỏ hay gạo lứt trắng có gì khác nhau? Loại nào ăn ngon hơn? Gạo lứt đỏ là gì? Gạo lứt trắng là gì? Cùng tìm hiểu nhé