Sản phẩm

Danh sách chùa từ thiện Gạo Phương Nam cùng mạnh thường quân cúng dường Phần 5

Trong mỗi dịp Vu Lan báo hiếu, ngoài việc báo hiếu ông bà, cha mẹ bằng những món quà ý nghĩa, những bữa cơm gia đình ấm cúng thì nhiều người lựa chọn cho mình những chuyến đi từ thiện đến nhiều người kém may mắn. Trong đó, phát gạo từ thiện là một trong những hoạt động mang tính nhân văn và là truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Đồng hành với các mạnh thường quân, hãy cùng Gạo Phương Nam chung tay lan toả tình yêu thương nhằm chia sẻ bớt những khó khăn đến mọi người. 

Danh sách các chùa hay dùng gạo từ thiện của Gạo Phương Nam 

37) Chùa Vạn Thọ - Q.1


Chùa Vạn Thọ toạ lạc tại địa chỉ 247 Hoàng Sa, Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, đây là ngôi chùa được người dân xung quanh ví như "Bệnh viện miễn phí" chữa bệnh cho mọi đối tượng, không phân biệt giàu nghèo. Phòng khám do HT Thích Thanh Sơn lập ra điều trị các bệnh về xương khớp và truyền dạy y thuật cho các đệ tử. Chùa được lập vào khoảng đầu thế kỷ XX ở một vùng đất mới, sình lầy, chỉ có một số nhà dân quây quần quanh chùa, nên ở đây có tên là xóm chùa. Năm 1917, tín đồ Phật tử thỉnh Phật về thờ. Chùa có tên Vạn Thọ. Năm 1942, chùa được xây dựng lại. Hội Phật tử Vạn Thọ thỉnh HT Thích Huệ Nhựt về trụ trì. Năm 1951, cụ Nguyễn Văn Hoanh, Chánh chủ tự Hội chùa Vạn Thọ thỉnh HT Thích Thiện Tường về trụ trì và giao việc quản lý chùa cho Hòa thượng. Hòa thượng đã tiến hành trùng tu, mở rộng chùa bằng vật liệu kiên cố, hiện đại. Năm 1966, HT Thích Thiện Tường cử HT Thích Bửu Tuyền làm trụ trì. Năm 1980, HT Thích Bửu Tuyền cử Tỳ kheo Thích Thanh Sơn làm trụ trì. Năm 1982, HT Thích Thanh Sơn tiếp tục trùng tu chùa. Đến năm 2000,  Hòa thượng đã cho xây mới ngôi chùa quy mô trên diện tích 440m2. Năm 2003, Hòa thượng cho xây tiếp giảng đường Thiện Tường.Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Tượng đức Bổn sư Thích Ca được tôn trí ở trung tâm. Bàn phía trước đặt thờ bộ tượng Di Đà Tam Tôn, Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng. Chùa còn giữ một số pho tượng cổ bằng gỗ: tượng đức Phật A Di Đà, tượng Bồ tát Địa Tạng, tượng Hộ Pháp...

Chùa đã thực hiện nhiều Phật sự tại địa phương. Từ năm 1981, HT Thích Thanh Sơn đã mở các lớp học tình thương, phổ cập văn hóa cho trẻ em nghèo, mở lò dạy võ thuật cho thanh niên, mở phòng thuốc Đông y miễn phí, đặc biệt trị những bệnh trật đả. Chùa có Đạo tràng Bát quan trai, có Gia đình Phật tử Chánh Thọ và có văn phòng đại diện Phật Giáo Quận 1. Hàng năm, chùa tổ chức lễ giỗ HT Thích Thiện Tường vào ngày 23 tháng 8 âm lịch và lễ giỗ HT Thích Bửu Tuyền vào ngày 19 tháng 7 âm lịch.

Bên cạnh khách thập phương đến chiêm bái thì phần đông đều xem chùa Vạn Thọ như một “bệnh viện” dành cho người nghèo.
Từ 50 năm nay, các vị tu sĩ kiêm lương y chuyên về thuốc Nam ở chùa Vạn Thọ đã chữa trị miễn phí cho hàng trăm ngàn lượt bệnh nhân. Từ những loài cây trong vườn nhà, các thầy đã nghiên cứu, pha chế nhiều bài thuốc tự nhiên theo công thức y học dân tộc cổ truyền kết hợp nắn bóp, bấm huyệt. Hòa thượng Thích Thanh Sơn, trụ trì Chùa Vạn Thọ, TP.HCM chia sẻ: “Tôi khuyến khích mấy thầy: ngoài cái sự tu, ngoài cái sự học của mình, mình phải đem cái sức còn nhàn rỗi giúp cho người ta. Nhưng phải đi học, chứ không phải xuống làm mò được đâu. Chúng ta làm, thì chúng ta trực diện. Khi đó chúng ta vào ngồi thiền chúng ta suy ngẫm lại những ngày giờ mà chúng ta giúp cho bà con. Nếu không có những cái này thì mình biết suy tư cái gì. Mình phải có cái điểm tựa cho mình suy tư.” Tâm và đức của các sư thầy chùa Vạn Thọ đã lan tỏa trong cộng đồng Phật tử. Mỗi ngày, có rất nhiều các tình nguyện viên tới đây thay phiên nhau phụ giúp sắc thuốc, chăm sóc bệnh nhân. Đối với họ, việc giúp người, giúp đời cũng chính là giúp mình, và trở thành lẽ tự nhiên trên con đường giác ngộ Phật pháp.

Phòng chẩn trị trật đả miễn phí chùa Vạn Thọ đã được Sở Y tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.  Hàng ngày, từ 14 - 17 giờ (trừ chủ nhật và ngày lễ lớn Phật giáo. Mỗi tháng, phòng thuốc trị trật đả miễn phí chùa Vạn Thọ phải dùng từ 500 - 600kg thảo dược, giá thị trường trung bình khoảng 10.000 đồng/kg. Để giảm bớt một phần gánh nặng kinh phí hoạt động cho phòng thuốc, chùa đã có ý tưởng dùng thảo dược được chính nhà chùa gửi trồng ở Bình Dương, Lâm Đồng để chữa trị. Với tay nghề cao, được đào tạo bài bản, dùng bài thuốc xoa bóp cổ truyền và chữa trị bằng cả cái tâm, hòa thượng trụ trì Thích Thanh Sơn cùng hai đệ tử, lương y Trúc Hòa, Trúc Nguyên đã trị khỏi nhiều chứng bệnh về “trật đả cốt”, đem lại niềm hạnh phúc lành bệnh cho rất nhiều người. Cùng chung tay với các sư thầy, Phật tử, các mạnh thường quân ở bốn phương đều có những chia sẻ đặc biệt, gửi đến những món quà giá trị ý nghĩa cho chùa, sử dụng gạo từ thiện, gạo cúng dường từ Gạo Phương Nam gửi đến chùa Vạn Thọ hàng năm.

  • Địa chỉ: 247 Hoàng Sa, Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 028 3843 9543
  • Hệ phái: Bắc Tông
  • Năm thành lập: Đầu thế kỷ 20, năm 1917
  • Năm xây dựng lại: 1942
  • Người thành lập: Người dân xung quanh chùa, các Phật tử
  • Trụ trì tiền nhiệm: Hoà thượng Thích Huệ Nhựt, Hoà thượng Thích Thiện Tường, Hoà thượng Thích Bửu Tuyền
  • Trụ trì hiện tại: Hoà thượng Thích Thanh Sơn

 

38) Chùa Hiển Quang - Tân Bình

  • Địa chỉ: 154/30/5 Phạm Văn Hai, Phường 3, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 028 39906651
  • Năm thành lập: 1956
  • Hệ phái: Bắc Tông
  • Người thành lập: Tín đồ phật tử tại địa phương

 

39) Chùa Lâm Quang nuôi các cụ già 


Nhắc tới cái tên chùa Lâm Quang không chỉ nhắc tới một địa chỉ tâm linh và đó còn là điểm đến thiện nguyện, nuôi dưỡng rất nhiều cụ già neo đơn, không nơi nương tựa. Ẩn mình trong con hẻm nhỏ ở địa chủ 301/117/70H Bến Bình Đông, phường 14, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, chùa Lâm Quang luôn luôn dang rộng cửa chào đón người già yếu, neo đơn. Đây cũng chính là nhà dưỡng lão tình thương do nhà chùa thành lập đã có tuổi đời hơn 20 năm. Chùa Lâm Quang được thành lập từ năm 1997, hiện đang cưu mang khoảng 150 người, phần lớn trong đó là các cụ già neo đơn. Tính từ năm 1997 đến nay, chùa Lâm Quang đã nhận chăm sóc hơn 300 cụ bà. Hiện đang chăm sóc gần 150 cụ từ 60 đến 90 tuổi, trong đó 37 cụ phải chăm sóc đặc biệt vì bệnh nặng.

Không chỉ là nơi nuôi dưỡng chăm sóc, nhà dưỡng lão chùa Lâm Quang còn là nơi lo chu toàn an tang và thờ cúng tại chùa cho cụ tạm biệt cõi tạm. Mỗi khi cụ nào mất đi, sau khi làm lễ nơi cửa phật, các cụ được đem đi hỏa táng rồi hài cốt mang về chùa thờ cúng. Tất cả chuyện hậu sự này, nhà chùa lo hết. Đến nay, đã có hàng chục cụ được quy tụ tại chùa, đêm đêm có người hương khói. Ni sư Thích Nữ Huệ Tuyến (trụ trì chùa Lâm Quang) chính là người đã có ý tưởng và thực hiện việc lập ra nhà dưỡng lão  tại chùa Lâm Quang. Với tấm lòng Bồ Tát, Ni sư Thích Nữ Huệ Tuyến cùng các ni cô, tình nguyện viên… đã giúp chùa Lâm Quang là điểm đến an lành dành cho những mảnh đời chưa được may mắn. Hằng ngày, các sư cô, tình nguyện viên, người làm công quả luôn chân thành và tận tình chăm sóc cho các cụ già neo đơn ở đây. Ngay từ lức từ mờ sáng, những công việc vệ sinh cá nhân cho tới việc lo miếng ăn tấm áo được các sư cô và tình nguyện thực hiện một cách tươm tất với tất cả sự chân thành, thấu hiểu. Bên cạnh đó, các cụ còn được đặc biệt quan tâm tới vấn đề sức khỏe như được thường xuyên thăm khám, phát thuốc, đo huyết áp, nhịp tim…

Bên cạnh đó, chung tay với cộng đồng và sự khó khăn của những người kém may mắn, chùa Lâm Quang - Q8 còn hỗ trợ trao quà bà con trong mùa dịch COVID 19 ở xung quanh. Ngoài ra còn vận động nhiều mạnh thường quân chung tay góp sức giúp đỡ những người lao động nghèo vượt qua giai đoạn khó khăn. Cùng đồng hành chung với chùa Lâm Quang, gạo Phương Nam cùng nhiều nhà hảo tâm cũng thường xuyên gửi đến những món quà nhu yếu phẩm đến với chùa, gạo từ thiện, gạo cúng dường đóng túi nhằm san sẻ yêu thương đến với nhiều người hơn.

  • Địa chỉ: 301/117/70H Bến Bình Đông, phường 14, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh
  • Số ĐT: (08) 38 549 467  -  0919.492.227 (Sư Diệu Sơn)
  • Email: chualamquang@yahoo.com
  • Năm thành lập: 1995
  • Người thành lập: Sư cô Thích nữ Huệ Tuyến

 

40) Chùa Sùng Đức

 

Hiện tọa lạc tại địa chỉ 688 Hồng Bàng, Phường 1, Quận 11, Hồ Chí Minh. Chùa được thành lập năm 1963 do Thích Thanh Chiếu khai sơn, chùa theo hệ phái Bắc tông. Bên trong chùa có thờ di ảnh cụ Nguyễn Trung Trực, Gia phả kiến họ Nguyễn và có phòng Phát hành Kinh sách.

  • Địa chỉ: 688 Hồng Bàng, Phường 1, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 028 3969 3802
  • Hệ phái: Bắc tông
  • Năm thành lập: 1963
  • Người thành lập: Hoà thượng Thích Thanh Chiếu (Đạt Phổ)
  • Năm trùng tu : 1892, 1960, 1966
  • Chư vị trụ trì tiền nhiệm : HT Thích Thanh Chiếu, HT Thích Ngộ Không, HT Thích Thiện Nghiêm – Chơn Hoa, TT Thích Thiện Phước – Bổn Đức (1673-1985)
  • Trụ trì hiện nay : ĐĐ Thích Huệ Thành
  • Các ngày kỵ giỗ trong năm : 10-3 ÂL giỗ Cụ Nguyễn Trung Trực, 6-10 giỗ HT Thích Thiện Phước

 

41) Chùa Hưng Long - Quận 10


Chùa Hưng Long - hay là ngôi chùa có lịch sử lâu năm tại Quận 10 toạ lạc tại địa chỉ 298 Ngô Gia Tự Phường 4, qua nhiều lần trùng tu, hiện chùa có kiến trúc khá khang trang và được du khách, phật tử tứ phương thường xuyên lui tới cầu nguyện bình an. Ngôi chùa được thành lập vào những năm đầ thế kỷ XIX, do một sô tín đồ Phật giáo và người dân xung quanh xây dựng lấy tên là Hưng Long Di Đà Hội. Sau Hội cúng chùa Hưng Long cho các nhà sư dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh từ miền Trung vào tu học và hành đạo. Chùa được trùng tu sửa chữa lớn vào năm 1915 và 1993. Năm 2001, Hoà thượng trụ trì Như Tín đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa gồm một tầng lầu làm chánh điện, tầng lửng làm phòng khách và thư viện, tầng trệt làm giảng đường và thờ Tổ. Chùa đã làm lễ khánh thành vào ngày 01 – 4 – 2002. Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca thiền định trên tòa sen. Hai bên có phù điêu hai vị Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền.

Chùa xây dựng theo kiến trúc chùa cổ miền Bắc, mái chùa được dựng nhiều tầng, đỉnh mái vuốt cong hình đầu đao được trang trí bằng tượng rồng chạm trổ tinh xảo. Mái chùa được lợp bằng ngói vẩy mà đỏ nâu truyền thống. Kiến trúc tổng thể của chùa Hưng Long gồm cổng tam quan được xây dựng kiên cố, tòa Chính điện gồm 1 tầng chệch và 2 tầng lầu. Bên trong ngôi chùa có kiến trúc khá khang trang, được xây dựng bằng nhiều vật liệu hiện đại. Kiến trúc tổng thể của chùa Hưng Long gồm cổng tam quan được xây dựng kiên cố, tòa Chính điện gồm 1 tầng chệch và 2 tầng lầu. Bên trong ngôi chùa có kiến trúc khá khang trang, được xây dựng bằng nhiều vật liệu hiện đại, trang nghiêm. Chính giữa bố trí tượng Phật Thích Ca thiền định trên đài sen, hai bên là tượng phù điêu hai vị Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền. Trên tường Chính điện được trang trí nhiều phù điêu có nội dung nhà Phật. Tầng trệt phía dưới Chính điện là khu giảng đường và thờ Tổ. Phần phía trước là giảng đường, chính giữa là điện thờ Phật Thích Ca, trên hai bên tường có nhiều phù điêu trang trí với nội dung Phật giáo. Phía sau là nhà Thờ Tổ thờ tượng Tổ Sư Đạt Ma và các vị trụ trì tiền nhiệm.

Theo lời của nhiều phật tử từng đến chùa, chùa tuy có diện tích không lớn nhưng lại gần khu trung tâm, thuận lợi cho nhiều người đến thăm viếng. Dù qua thời gian bao lâu, chùa vẫn giữ được sự mộc mạc của một ngôi chùa cổ, rất đẹp, các sư thầy vui vẻ, thiện tâm, đem lại không khí an tĩnh cho bất kỳ ai từng ghé chân nơi đây. Hiện tại, chùa Hưng Long là một trong những địa điểm quen thuộc của các mạnh thường quân gửi tặng gạo từ thiện, gạo cúng dường từ Gạo Phương Nam.

  • Địa chỉ: 298 Ngô Gia Tự, Phường 4, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh 
  • Số điện thoại:  028 3832 0071
  • Năm thành lập: Những năm đầu thế kỷ 19
  • Người thành lập: Một số tín đồ Phật giáo và người dân xung quanh
  • Năm trùng tu: 1915, 1993, 2001
  • Chư vị trụ trì tiền nhiệm là: HT Thích Huệ Chấn, HT Thích Bửu Đảnh, HT Thích Pháp Ý, HT Thích Huệ Quý
  • Trụ trì hiện tại: Hoà thượng Thích Như Tín

 

42) Chùa Việt Nam Quốc Tự 


Chùa Việt Nam Quốc tự tọa lạc tại đường Ba Tháng Hai, quận 10, TP. HCM – một trong những con đường rộng rãi và sầm uất nhất tại Sài Thành. Chùa được xây dựng vào năm 1964, đất để xây dựng chùa được Chính Phủ Việt Nam hiến tặng và Thủ tướng Việt Nam Cộng Hoà lúc đó là ông Nguyễn Khánh đã quyên góp 10 triệu để xây dựng chùa. Chùa được quản lý bởi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, lúc đó có tên là Giáo Hội Phật giáo Việt Nam thống nhất. Đến năm 1975, chính phủ Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ, thời điểm đó đất xây dụng chùa Việt Nam quốc tự bị sử dụng để xây nên khu vui chơi Kỳ Hoà và nhà hát Hoà Bình - một trong những nhà hát lớn tại Sài Gòn.

Mãi đến năm 1988, trụ trì của chùa là Hoà thượng Từ Nhơn đã làm đơn xin lại khu đất và quyền sở hữu của chùa Việt Nam quốc tự. Đến ngày 28/02/1993, nhà nước đã chấp thuận và cấp cho Hoà thượng Thích Từ Nhơn nhưng diện tích đã bị thu hẹp lại khoảng 300m2 so với diện tích ban đầu của chùa. Cùng năm, HT. Thích Từ Nhơn đã thực hiện nhiêu hạng mục trùng tu và xây dựng lại chùa Việt Nam quốc tự. Nhưng những năm sau đó, chùa bắt đầu xuống cấp, việc trùng tu không được thực hiện tốt. Mãi đến năm 2014, chùa mới tiến hành công cuộc đại trùng tu, xây dựng mới hoàn toàn. Đến cuối năm 2017, công trình xây dựng chùa Việt Nam quốc tự hoàn thành với nhiều công trình kiến trúc độc đáo hơn, kiên cố và khang trang hơn. Trong đó nổi bật có toà bảo tháp 13 tầng, nơi đặt thờ xá lợi của Bồ tát Thích Quảng Đức. Hiện nay, ngôi chùa này được xem là trụ sở mới của Thành hội Phật giáo Việt Nam. 

Chùa Việt Nam Quốc Tự được mệnh danh là ngôi chùa với nhiều cái “nhất” ở Việt Nam. Ngôi chùa sở hữu những nét kiến trúc đặc trưng, kết hợp giữa nét đẹp truyền thống và hiện đại, thu hút đông đảo tăng ni, phật tử trong nước và bạn bè quốc tế ghé thăm hằng năm. Từ bên ngoài nhìn vào, chùa gây ấn tượng bởi phần mái hiện màu vàng làm bằng đá tự nhiên. Bước vào trong, du khách sẽ bất ngờ trước một khuôn viên rộng rãi, say mê ngắm nhìn từng phần mái, cột, được chạm trổ đầy tinh xảo. Tòa chính điện của chùa mang tới cảm giác vừa lạ, vừa quen cho du khách với thiết kế dàn đèn trần kỳ công, giữa mỗi hộc đèn có hình tượng hoa sen tượng trưng cho sự lan tỏa của Phật pháp. Ngôi chùa được bạn bè trong nước và quốc tế biết đến nhờ sở hữu tòa tháp cao nhất cả nước. Tòa tháp có chiều cao 13 tầng, tổng chiều cao là 63m. Đây chính là công trình tôn giáo để kỷ niệm cho cuộc đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo của Phật giáo vào năm 1963. 13 tầng bảo tháp mang ý nghĩa biểu tượng cho tinh thần thống nhất, sự đoàn kết của 13 tổ chức, tông giáo, hội đoàn. Ngoài ra, chùa còn là nơi bảo quản xá lợi trái tim của vị hòa thượng nổi tiếng Thích Quảng Đức. Tại chùa cũng đặt quả chuông nặng khoảng 3 tấn, cao 3 mét. Đây cũng là quả chuông lớn nhất Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại. 

Công trình kiến trúc chùa có quy mô khá lớn gồm 4 tầng 1 hầm với các chức năng cụ thể như sau:

  • Tầng hầm: được sử dụng với mục đích đỗ xe ô tô và xe máy cho du khách và các quý Phật tử với diện tích 7850m2.
  • Tầng 1 chùa Việt Nam Quốc Tự : Là khu vực hội trường có diện tích 730m2 với sức chứa lên đến 1000 chỗ và hành lang mở rộng có thể lên tới 3000 người.
  • Tầng 2: Khu vực văn phòng có diện tích 885m2
  • Tầng 3: Có diện tích 580m2, bao gồm 15 phòng Tăng. 
  • Tầng 4: Là khu chánh điện và hậu Tố với diện tích 2.167m2, trong đó chỉ riêng khu thờ Phật có diện tích 1.081m2 với sức chứa lên tới 1.500m2 

Vào bên trong chánh điện Việt Nam Quốc Tự, lúc này du khách sẽ bị ấn tượng bởi bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng cao 7,5m, nặng 35 tấn, đây là pho tượng bằng đồng được đặt trong chánh điện lớn nhất tại Việt Nam. 

Tầng trệt của Tháp Đa Bảo Việt Nam Quốc Tự là ngôi chánh điện với chính giữa là tượng Đức Phật Thích Ca, hai bên thờ tượng Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Địa Tạng có hình dáng đứng trên tòa sen tôn nghiêm.
Ngoài ra, tại khu vực trai đường, du khách có thể thấy được lối cầu thang đi lên 7 tầng lầu của tháp. Bên trong tượng Phật Việt Nam Quốc Tự lần lượt là thờ tượng Đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Phật Dược Sư và 30 vị Phật đang thiên định trên đài sen ở bên ngoài. Bốn góc sân tương đương với Tứ Đại Thiên Vương, phía sau là thờ tượng Di Lặc. 

Đặc biệt, chùa Việt nam Quốc Tự đường 3 tháng 2 có đại hồng chung được đúc năm 1963 với 800kg. Bên cạnh Phật điện là phòng phát hành kinh sách Phật giáo. Chùa cũng có khu nhà giảng Phật pháp cho Tăng, Ni, Phật tử vào tối chủ nhật hàng tuần. Chùa có khuôn viên khá rộng, tại đó đặt một số tượng như: Thải tử xuất gia, thái tử Thành đạo, Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Chuẩn Đề,.. 

Hiện nay, Việt Nam Quốc Tự là một trong những địa chỉ quen thuộc của rất nhiều du khách tứ phương cùng Phật tử tìm đến để tận hưởng sự thanh bình giữa cuộc sống bộn bề. Ngoài ra, Việt Nam Quốc tự cũng là nơi được rất nhiều mạnh thường quân, các nhà hảo tâm tổ chức các hoạt động thiện nguyện gửi gạo từ thiện, gạo cúng dường đóng túi đến từ Gạo Phương Nam.

  • Địa chỉ:  244 đường Ba tháng Hai, Phường 14, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Năm thành lập: 26/04/1964
  • Người thành lập: Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
  • Hệ phái: Bắc tông
  • Năm trùng tu: 1993, 2014
  • Trụ trì hiện tại: Hoà thượng Thích Trí Quảng


43) Chùa Bửu Đà - Q.10


Chùa tọa lạc ở số 419/11 đường Cách mạng Tháng Tám, phường 13, quận 10, TP. Hồ Chí Minh, thuộc hệ phái Bắc tông, được Hòa thượng Thích Như Xướng sáng lập năm 1927. Chùa được trùng tu năm 1963 và đại trùng tu năm 1996. Các vị trụ trì tiền nhiệm là: HT Thích Như Xướng, HT Thích Trí Nghiêm, TT Thích Như Từ, HT. Thích Như Thọ. Từ khi HT. Thích Như Thọ viên tịch chùa đã lập ra Ban Quản Trị gồm 4 thành viên tiếp tục gìn giữ và phát triển chùa. Điện Phật ở tầng lầu 2 được bài trí trang nghiêm. Pho tượng đức Phật Thích Ca thiền định bằng đồng nặng 6 tấn, cao 4,4m tôn trí uy nghi ở chánh điện. Nhà thờ Tổ ở lầu 1 là nơi thờ Tổ sư Minh Hải Pháp Bảo, các vị Trụ Trì tiền nhiệm, các vị tiền bối hữu công cùng chư tôn đức Tăng đã quá vãng. Chùa có khoảng sân giữa rộng rãi, thoáng mát, được thiết kế hình chữ "U" với 3 dãy nhà chức năng liền kề và thông suốt với nhau. Ở sân trước là vườn cây xanh mát và tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá trắng Thanh Hóa cao 2m được tôn trí ở chính giữa hồ. Bộ tượng Tam Thế Phật có từ ngày đầu thành lập chùa được an trí tôn nghiêm trên lầu 3, quả chuông đồng nặng 1 tấn do tín thí thập phương Phật tử phát tâm đóng góp và được đúc vào lúc đại trùng tu chùa. Bên trái chánh điện có An Dưỡng Tháp với chiều cao 5 tầng, là nơi thờ linh cốt chư vị Trụ Trì, chư vị tăng chúng viên tịch cũng như của Phật tử quanh vùng v.v....

Các lễ giỗ (Huý kỵ) của chùa Bửu Đà: giỗ Hoà Thượng Thích Như Xướng vào ngày mùng 08 tháng giêng âm lịch - giỗ Hoà Thượng Thích Như Từ vào ngày 22 tháng 02 âm lịch - giỗ Hoà Thượng Thích Như Thọ vào ngày mùng 01 tháng 09 âm lịch & giỗ Hoà Thượng Thích Trí Nghiêm vào ngày mùng 03 tháng 11 âm lịch
 

  • Địa chỉ: 419/11 Cách Mạng Tháng 8, phường 13, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 091 820 51 82 - 0937.991.085 
  • Hệ phái: Bắc Tông
  • email: buudapagoda@gmail.com
  • Năm thành lập: 1927
  • Người thành lập: Hoà thượng Thích Như Xướng
  • Năm trùng tu: 1963, 1996
  • Trụ trì tiền nhiệm: HT Thích Như Xướng, HT Thích Trí Nghiêm, TT Thích Như Từ, HT. Thích Như Thọ
  • Trụ trì hiện tại: Đại đức Thích Thị Vinh
  • Lễ giỗ (Huý kỵ): Ngày 8 tháng giêng âm lịch, 22 tháng 2 âm lịch, 01 tháng 9 âm lịch, mùng 3 tháng 11 âm lịch

Mua gạo từ thiện - gạo cúng dường ở đâu tại TPHCM?

Chung tay cùng với các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong dịp lễ Vu Lan báo hiếu, Chung tay cùng với các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong dịp lễ Vu Lan báo hiếu, CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM (hay còn gọi là Gạo Phương Nam) cùng lan toả tình yêu thương với những chính sách, ưu đãi riêng hỗ trợ với mức giá rẻ nhất, bình ổn nhất cho những khách hàng mua số lượng lớn gạo từ thiện. Ngoài ra hỗ trợ thêm các chi phí vận chuyển, khiêng vác tận nơi,... cùng nhau đồng hành lan toả yêu thương đến với cộng đồng, tạo nên những điều tốt đẹp đến với mọi người.

Gạo Phương Nam cam kết chuyên cung cấp số lượng gạo sạch đầy đủ, mức giá niêm yết rõ ràng, xuất giấy tờ, hoá đơn cụ thể theo yêu cầu. Gạo được đóng túi bao bì cẩn thận, nguồn gốc rõ ràng, không trộn lẫn nhiều loại gạo khác nhau, xuất gạo với số lượng lớn và nhanh chóng. Khách hàng có thể yên tâm lựa chọn và trao gửi nó đến những người kém may mắn.
Quý khách có nhu cầu có thể mua hàng tại:

CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

(Giao hàng Tận nơi – nhanh chóng – chuyên nghiệp)\

  • Quận 3:  Kho – Cửa hàng:  453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM
  • Điện thoại (zalo): 0909 34 9988 – 0902 58 1717
  • Quận 10: Showroom – Bán lẻ:  644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, P.14, Q.10, TP.HCM
  • Điện thoại (zalo): 093 110 9395 – 0902 58 1717
  • TP. Thủ Đức: Điểm bán hàng:  Số 16 Đường 359 (Đỗ Xuân Hợp), KP5, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM.
  • Điện thoại (zalo): 076 3736 999 – 0909 34 9988
  • Email: nongsansachphuongnam@gmail.com
  • Facebookhttps://www.facebook.com/phuongnamfood

Bài viết khác

Những món ăn quen thuộc thường thấy trong dịp Tết Trung Thu - ngày rằm tháng 8 âm lịch

Vào dịp trung thu, mọi người thường quây quần cùng nhau ngắm trăng, phá cỗ, đốt lồng đèn,… vậy những món ăn thường thấy vào ngày tết Trung thu sẽ có món gì?

Tết Trung Thu là ngày nào và nên làm gì trong ngày Tết Trung Thu?

Sau dịp lễ Vu Lan báo hiếu, mọi người lại tiếp tục đón chờ ngày tết giữa mùa thu - Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng 8 âm lịch. Vậy tết trung thu nên làm gì? Trung thu là ngày nào trong năm 2022?

Tết Trung Thu Là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết Trung Thu ở Việt Nam

Vào rằm tháng 8 âm lịch hàng năm, mọi người thường vui mừng chào đón ngày tết Trung Thu - tết của tình thân. Vậy tết trung thu là gì? Nguồn gốc của ngày tết này bắt nguồn từ đâu? Ý nghĩa ngày tết mang lại là gì?

Cùng Phương Nam mừng ngày lễ 2 tháng 9

Ngày 2/9/1945, cuộc mít tinh tại vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

Kinh Vu Lan và Báo hiếu được nhiều người tìm trong lễ Vu Lan - P1

Trong các dịp lễ Vu Lan, ngoài việc đi chùa, nhiều người còn lựa chọn việc đọc Kinh Vu Lan báo hiếu nhằm gửi gắm tâm tư, nguyện vọng cho cha mẹ bình an. Vậy kinh Vu Lan và báo hiếu như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé.

Những bất ngờ thú vị về phong tục cúng cô hồn ở các nước Châu Á

Phong tục cúng cô hồn là một trong những nét văn hoá độc đáo ở nước ta, vậy ở các nước Á Đông, lễ cúng cô hồn có gì khác biệt? Cùng tìm hiểu rõ hơn nhé

Khám phá những điều thú vị về phong tục giật cô hồn ở nước ta

Cứ đến tháng cô hồn, ngoài việc bày các mâm cúng đến những linh hồn lang thang thì phong tục giật cô hồn rất được phổ biến ở Việt Nam. Vậy giật cô hồn là gì? Phong tục giật cô hồn mang đến ý nghĩa gì trong đời sống? Cùng tìm hiểu nhé.

Những bài cúng cô hồn cùng những bài văn khấn Vu Lan trong tháng 7 âm lịch

Nên khấn bài nào khi làm lễ cúng nhân dịp lễ Vu Lan báo hiếu, nên đọc bài cúng cô hồn nào khi trong rằm tháng 7 âm lịch? Cùng tìm hiểu rõ hơn về bài cúng cô hồn, văn khấn lễ Vu Lan nhé.

Tìm hiểu những điều thú vị về phong tục cúng cô hồn vào rằm tháng 7 âm lịch hàng năm

Vào mỗi rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, mọi người thường hay nhắc nhiều về thông tục cúng cô hồn. Vậy tục cúng cô hồn có từ khi nào? Mâm cúng cô hồn thường có gì? Cùng tìm hiểu rõ hơn nhé

Cô hồn là gì? Nguồn gốc về tháng cô hồn của người dân Việt Nam

Cô hồn là gì? Vì sao lại có tháng cô hồn? Nguồn gốc ra đời của tháng 7 cô hồn có gì đặc biệt không? Trong tháng cô hồn, nên làm hay tránh điều gì để hạn chế những điều xui xẻo? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này nhé.