Sản phẩm

Bệnh tiểu đường - căn bệnh nguy hiểm của người Việt Nam

Hơn 5 triệu người Việt mắc bệnh đái tháo đường (còn gọi tiểu đường), chiếm 5,7% dân số, song 50% (khoảng 2,5 triệu người) trong số họ không được chẩn đoán và không biết mình bị bệnh tiểu đường

Thực trạng về bệnh tiểu đường ở Việt Nam

Thông tin được GS.TS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam, cho biết tại chương trình Yêu lấy mình - CaReMe do Bộ Y tế tổ chức ngày 20/9, và cảnh báo "đái tháo đường đang lặng lẽ đến với người Việt Nam".

Theo ông, khoảng 50% người mắc bệnh nhưng không được chẩn đoán, chưa tới 30% người được chẩn đoán điều trị tốt. 10% bệnh nhân cuối cùng chết vì bệnh thận và những người tổn thương thận giai đoạn cuối nhiều nhất là do đái tháo đường. "Đặc biệt, một nửa bệnh nhân đái tháo đường lúc phát hiện bệnh đã có biến chứng tim mạch", ông Dàng nói.

Đái tháo đường type 1 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở người trẻ, thanh thiếu niên. Dấu hiệu điển hình là đói và mệt, đi tiểu thường xuyên và khát hơn, khô miệng, ngứa da, sút cân nhiều, thị lực giảm.

Khác với triệu chứng rầm rộ, diễn biến nhanh như type 1, bệnh nhân đái tháo đường type 2 diễn biến rất âm thầm, thậm chí không có triệu chứng. Bệnh nhân thường là người trưởng thành, dấu hiệu như nhiễm trùng, vết loét hoặc vết thương chậm lành.

Đái tháo đường ảnh hưởng đến tim mạch, thận, chi..., gây nhiều biến chứng như đột quỵ, suy thận, giảm thị lực, mù lòa và những biến chứng bàn chân. Nhiều bệnh nhân đến viện phải cắt cụt chi, điều trị biến chứng.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhận định mô hình bệnh tật của Việt Nam đang có sự dịch chuyển. Các bệnh lý nhiễm trùng và suy dinh dưỡng đang dần được kiểm soát, trong khi các bệnh lý không lây nhiễm như tim mạch, bệnh thận mạn, đái tháo đường, ung thư... tăng mạnh.

Ước tính, các bệnh không lây nhiễm đang chiếm 77% nguyên nhân gây tử vong hiện nay, trong đó tim mạch là nguyên nhân hàng đầu. Mỗi năm, thế giới ghi nhận 18-20 triệu người tử vong do các bệnh lý tim mạch, chiếm 31% tổng số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm. Các bệnh tim mạch, thận và chuyển hóa không chỉ tỷ lệ lưu hành cao mà còn có mối quan hệ chặt chẽ qua lại, tạo thành vòng xoắn bệnh tật, đặt gánh nặng lớn lên hệ thống y tế.

Ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, AstraZeneca Việt Nam và Các Thị trường Mới nổi Khu vực châu Á, cho rằng chăm sóc sức khỏe trở nên quan trọng hơn bao giờ hết sau những tác động của đại dịch. "Bên cạnh các bệnh truyền nhiễm, nhóm bệnh lý tim mạch - thận - chuyển hóa như suy tim, tiểu đường và bệnh thận mạn tính thực tế là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam", ông Nitin Kapoor nói.

Thứ trưởng Sơn đánh giá cần thiết xây dựng mô hình quản lý bệnh và các yếu tố nguy cơ toàn diện, có ý nghĩa bền vững. Chương trình Yêu lấy mình giai đoạn 2022-2025 góp phần củng cố hệ thống chăm sóc sức khỏe bệnh nhân tim mạch - thận - chuyển hóa, giảm gánh nặng do các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam.

Các dấu hiệu thường thấy của bệnh tiểu đường 

  • Luôn cảm thấy đói bụng và khát nước.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Nhiễm trùng đường tiểu tái đi tái lại.
  • Béo phì.
  • Thường cảm thấy mệt mỏi.
  • Nhìn không rõ.
  • Vết thương lâu lành.
  • Gia đình có tiền sử có người mắc bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Nên xét nghiệm đường huyết khi nào dù chưa có dấu hiệu tiểu đường

Người có chỉ số BMI từ 23, vòng bụng từ 90 cm (nam) và từ 80 cm (nữ) nên xét nghiệm sàng lọc tiểu đường.

Theo hướng dẫn về bệnh đái tháo đường tuýp 2 do Bộ Y tế công bố chiều 20/9, tiêu chuẩn để làm xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường ở người không có triệu chứng của bệnh là người lớn có chỉ số BMI từ 23 trở lên hoặc cân nặng lớn hơn 120% cân nặng lý tưởng.

Ngoài ra, nên xét nghiệm đường huyết nếu bạn có một hoặc một số yếu tố sau:

  • Ít vận động thể lực.
  • Gia đình có người bị đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh chị em ruột).
  • Tăng huyết áp.
  • Nồng độ HDL cholesterol dưới 35mg/(0,9 mmol/L) hoặc nồng độ triglyceride lớn hơn 250 mg/dL (2,82 mmol/L).
  • Vòng bụng to, nam từ 90 cm và nữ từ 80 cm.
  • Phụ nữ bị buồng trứng đa nang.
  • Phụ nữ đã mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.
  • Xét nghiệm chỉ số HbA1c từ 5,7% trở lên (39 mmol/mol), rối loạn dung nạp glucose ở lần xét nghiệm trước đó.
  • Có các dấu hiệu đề kháng insulin trên lâm sàng (như béo phì, dấu gai đen…).
  • Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.

Bệnh nhân không có các dấu hiệu trên thì xét nghiệm phát hiện sớm đái tháo đường ở tuổi từ 45 trở lên. Sau đó mỗi 1-3 năm tầm soát một lần, hoặc sớm hơn.

Theo Bộ Y tế, hướng dẫn và quy trình lâm sàng về chẩn đoán, điều trị đái tháo đường tuýp 2 bao gồm phát hiện và chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, thực hiện xét nghiệm ở người chưa có triệu chứng bệnh…

Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đánh giá, bệnh đái tháo đường tăng nhanh tại Việt Nam trong khi nhận thức của người dân về bệnh còn hạn chế. 70% người có bệnh nhưng chưa được chẩn đoán, nhiều người chỉ biết bệnh khi đã biến chứng. Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng công bố trang thông tin điện tử về đái tháo đường. 

Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu. Trên toàn thế giới có 415 triệu người lớn (độ tuổi 20-79), tương đương một trong 11 người lớn đang sống với bệnh. Dự đoán vào năm 2040, con số này sẽ tăng lên khoảng 642 triệu người, hay nói cách khác cứ 10 người thì có một bệnh đái tháo đường. Tại Việt Nam, năm 2015 đã có 3,5 triệu người mắc bệnh, dự báo tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040. Kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, chỉ chưa đến 30% người bệnh đái tháo đường được quản lý tại cơ sở y tế.

Tỷ lệ người dân bị tiền đái tháo đường cũng gia tăng nhanh chóng. Tiền đái tháo đường là một thuật ngữ dùng để chỉ những bệnh nhân có mức đường huyết báo động, vượt trên ngưỡng bình thường nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán đái tháo đường. Trong số các trường hợp được chẩn đoán tiền đái tháo đường, thì 1/3 diễn tiến bình thường, 1/3 vẫn duy trì ở trạng thái tiền thái đường và 1/3 trở thành đái tháo đường tuýp 2. Tình trạng tiền đái tháo đường cũng đã làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Chỉ cần tập luyện thể lực, ăn uống hợp lý thì có thể làm chậm diễn tiến thành đái tháo đường.

Tổng hợp thông tin từ báo vnexpress.net
 
Kiến thức sức khoẻ từ bác sĩ Lương Lễ Hoàng
» Bệnh Cao Huyết Áp 
» Bệnh Tiểu Đường.
» Bệnh đau dạ dày.

CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

  • Showroom: 644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
  • Cửa hàng & kho: 453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM
  • Hotline: 0909 34 99 88 (Zalo) - 0902 58 1717 (Zalo)
  • Điện thoại: (028) 3526 0188
  • Email: nongsansachphuongnam@gmail.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/phuongnamfood

Bài viết khác

Tác Dụng Của Đông Trùng Hạ Thảo Đối Với Nữ Giới

Đông trùng hạ thảo được xem là một trong những thảo dược quý hiếm mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị, hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó, dược liệu này còn được nhiều chị em xem như phương thuốc giúp duy trì sắc đẹp. Vậy đối với phụ nữ, đông trùng hạ thảo có những công dụng gì với sức khỏe? Và điều gì khiến loại thảo dược này trở nên quý hiếm?

Hướng Dẫn Sử Dụng Đông Trùng Hạ Thảo Đúng Cách

Đông trùng hạ thảo đã được chứng minh là loại dược liệu quý giá, các công dụng và chức năng của loài trùng thảo này đã được nghiên cứu và công nhận bởi đông y lẫn tây y

Tác Dụng Của Đông Trùng Hạ Thảo Đối Với Bệnh Nhân "Hậu Covid-19"

Tác Dụng Của Đông Trùng Hạ Thảo Đối Với Nam Giới

Được biết, từ lâu đông trùng hạ thảo được xem là loại dược liệu quý được thiên nhiên ban tặng cho con người với những công dụng tuyệt vời trong việc bổ sung nhiều dưỡng chất cho người dùng. Được y học cổ truyền Trung Quốc đưa vào sử dụng như một loại thuốc bổ nhằm giảm việc sử dụng quá nhiều thuốc cho phổi trong các bệnh hô hấp

Đối Tượng Nào Nên hay Không Nên Sử Dụng Đông Trùng Hạ Thảo

Đông trùng hạ thảo là một trong những dược liệu quý hiếm, mang đến muôn vàn tác dụng khác nhau. Tốt là thế nhưng không phải ai cũng nên dùng, bởi một vài đối tượng việc dùng trùng thảo có thể không mang lại tác dụng, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Đông trùng hạ thảo dùng cho đối tượng nào, đối tượng nào không nên dùng là những vấn đề rất nhiều người dùng quan tâm khi có nhu cầu sử dụng

Đông trùng hạ thảo có bao nhiêu loại? Và tác dụng của từng loại đông trùng hạ thảo

Trong thời buổi dịch bệnh hiện nay, để hồi phục sức khỏe cũng như ngăn ngừa các bệnh mãn tính khác thì việc sử dụng sản phẩm chức năng chính là một giải pháp hỗ trợ hiệu quả nhất.

Đông Trùng Hạ Thảo Là Gì? - Nên Mua Ở Đâu Là Tốt Nhất? Giá Bao Nhiêu?

Hiện nay, nền y học Việt Nam sử dụng đông trùng hạ thảo để chữa bệnh và hỗ trợ điều trị cho nhiều căn bệnh khác nhau. Là một trong những dược liệu quý hiếm nhất và được người tiêu dùng tìm mua để đáp ứng nhu cầu về sức khỏe.

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO LÀ GÌ?

Đông trùng Hạ thảo là gì? Đông trùng Hạ thảo là một loại nấm (Ophiocordyceps sinensis) mà mùa Đông nó ăn côn trùng (sâu) và mùa Hạ nó mọc thành cây (quả thể) , là cuộc đời của sinh vật “vừa là con vừa là cây” trải qua 2 giai đoạn.

NUÔI ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO BẰNG GẠO LỨT TÍM THAN SÓC TRĂNG LÀM CƠ CHẤT.

Đông trùng Hạ thảo có nhiều dược tính quý trong y học vì thế các Đông trùng Hạ thảo tự nhiên trên các cao nguyên Tây Tạng, Tứ Xuyên,…

Gạo lứt hay gạo lức là gì?

Gạo Lứt hay Gạo Lức là loại gạo được xay xát chỉ bỏ lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp vỏ cám, là loại gạo rất giàu dinh dưỡng vì trong lớp vỏ cám rất giàu sinh tố và nguyên tố vi lượng.