Sản phẩm

Bàn về việc giảm diện tích trồng lúa ở vùng ĐBSCL và tăng giá trị hạt gạo của Việt Nam

GS Võ Tòng Xuân khẳng định, cần cân nhắc việc giảm diện tích lúa ĐBSCL, đồng thời tìm giải pháp nâng cao thu nhập cho nông dân trồng lúa.

Cân nhắc giảm diện tích lúa, đừng để người dân nghèo hoài

Để có thêm ý kiến cũng như thông tin đa chiều về việc giữ hay giảm diện tích lúa ĐBSCL, phóng viên Dân Việt đã gặp, trao đổi với GS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng danh dự Trường Đại học Nam Cần Thơ, chuyên gia hàng đầu về cây lúa.

 

Theo GS Võ Tòng Xuân, dứt khoát phải giảm diện tích lúa. Ảnh: Huỳnh Xây

Theo đó, GS Võ Tòng Xuân khẳng định "phải giảm diện tích lúa ĐBSCL". Những nơi giảm diện tích lúa là vùng canh tác không hiệu quả, vùng tốn kém về nước (thường xuyên thiếu hụt nguồn nước ngọt - PV), lợi nhuận mà nông dân thu về từ gạo không bằng cây ăn trái, thủy sản.

Riêng những diện tích thích nghi với cây lúa, theo GS Võ Tòng Xuân, nên giữ lại và tập trung đầu tư vào đây mới tăng lợi tức cho nông dân được. Do những nơi này nguồn nước đủ, dễ trồng và chăm sóc nên ít tốn kém phân, thuốc hóa học.

Theo GS Võ Tòng Xuân, việc giảm diện tích lúa này đã được nhiều chuyên gia và cơ quan chức năng tính toán rất kỹ khi nhiều nước trên thế giới đã trồng được lúa và có nhiều gạo xuất khẩu. Cụ thể, như Ấn Độ tung ra lượng lớn gạo giá rẻ sẽ kéo giá gạo Việt Nam và cả Thái Lan đều giảm. Hơn nữa, trong chuỗi giá trị hạt gạo, có trường hợp lợi nhuận của người dân đã rơi vào phần nhiều là doanh nghiệp xuất khẩu gạo, những bộ phận trung gian.

 

GS Võ Tòng Xuân, phải giảm diện tích lúa ĐBSCL để hạn chế tình trạng, nông dân cứ nai lưng ra làm ở vùng trồng kém hiệu quả, đến khi thu hoạch không có lời, dẫn đến nghèo hoài. Trong ảnh, lúa của một hộ dân ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh bị thiệt hại nặng do khô hạn khốc liệt năm 2016. Ảnh: Huỳnh Xây

GS Võ Tòng Xuân dẫn chứng, tỉnh An Giang có diện tích lúa rất lớn, năng suất đạt cao và lượng gạo xuất khẩu đóng góp rất nhiều trong thời gian dài nhưng người dân thu nhập rất thấp, ảnh hưởng đến kinh tế chung của toàn tỉnh. "Tôi biết có ông nông dân trồng hàng trăm ha lúa cũng không giàu, đã phải chuyển sang lĩnh vực khác" - GS Võ Tòng Xuân thông tin.

Chuyên gia hàng đầu về cây lúa nhấn mạnh, nếu giữ diện tích lúa, đặc biệt là vùng trồng kém hiệu quả thì lợi tức nông dân sẽ không cao, nước ta có tiếng là nơi xuất khẩu gạo nhưng nông dân cứ nghèo hoài, điều này đã chứng minh đã hơn 40 năm qua rồi. Nông dân cứ nai lưng ra làm, bỏ tiền ra mua phân bón, thuốc trừ sâu giá cao khi thu hoạch bán với giá thấp, không có lời hoặc lời rất thấp, dẫn đến nghèo hoài.

Giảm diện tích lúa nhưng phải tăng được giá trị

Liên quan đến việc giữ hay giảm diện tích lúa ĐBSCL, TS. Trần Hữu Hiệp - Chuyên gia nghiên cứu về sự phát triển của ĐBSCL thông tin với phóng viên Dân Việt, việc này cần phải nhìn một cách toàn diện, giảm diện tích lúa nhưng phải làm tăng giá trị, tức là phải làm tăng thu nhập cho người dân mới là câu chuyện đáng quan tâm.

 

TS. Trần Hữu Hiệp - Chuyên gia nghiên cứu về sự phát triển của ĐBSCL cho hay, việc giảm diện tích lúa ĐBSCL phải làm tăng giá trị, tăng thu nhập cho người dân. Đây mới là câu chuyện đáng quan tâm. Ảnh: Huỳnh Xây

"Giảm diện tích lúa phải làm tăng giá trị lên ở diện tích nhỏ, nếu giảm mà không tăng giá trị thì không có ích gì cả. Đây là điều mà nông dân không ai mong đợi" - TS. Trần Hữu Hiệp nói.

Theo TS. Trần Hữu Hiệp, nếu nói giảm diện tích lúa ở ĐBSCL thôi thì cũng chưa có lời giải mà phải tính toán được là giảm ở đâu. "Không làm lúa đại trà, dàn trải và trồng khắp mọi nơi. Ở những vùng không có lợi thế trồng lúa nên chuyển sang nuôi thủy sản hoặc ngành nghề khác. Cụ thể như vùng ven biển, không trồng lúa bằng mọi giá. Mặc dù lúa thích ứng được với hạn mặn nhưng năng suất không cao, chi phí sản xuất nhiều".

Còn những vùng đất có lợi thế, TS.Trần Hữu Hiệp khuyên nên tập trung trồng lúa chất lượng cao, có thương hiệu. Đồng thời, phải tìm cách số hóa đồng ruộng, thương mại hóa, áp dụng công nghệ cao và tìm cách bán sản phẩm gạo vào thị trường khó tính.

Mô hình trồng lúa chất lượng cao ở Sóc Trăng - lúa ST25

Trong Nghị quyết 120 của Chính phủ, phần cơ cấu nông nghiệp vùng ĐBSCL đã xác định rất rõ sự chuyển đổi, nếu như trước đây cơ cấu nông nghiệp là lúa gạo - trái cây - thủy sản thì hiện nay vị trí đã chuyển đổi thành thủy sản - trái cây - lúa gạo. Ở đây, theo chuyên gia nghiên cứu về sự phát triển của ĐBSCL, ngành lúa gạo vẫn rất quan trọng có vai trò đặc biệt quan trọng trong vấn đề an ninh lương thực, tức phải tiếp tục đầu tư nhưng có trọng tâm, ưu tiên lúa chất lượng cao và lợi nhuận người dân.

TS. Trần Hữu Hiệp cũng cho hay, trước đây, phía Ngân hàng Thế giới (World Bank) có nghiên cứu về thách thức và tương lai cho ngành lúa gạo Việt Nam và khuyến nghị giảm diện tích lúa. Và thực tế thời gian qua, do nhiều nguyên nhân, người dân vùng ĐBSCL đã giảm diện tích lúa để chuyển đổi sang cây trồng và các lĩnh vực khác.

Nhiều quốc gia trên thế giới đang làm lúa, giảm diện tích lúa ĐBSCL sẽ có nhiều lợi ích

Mặc dù là doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nhưng ông Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Phước Thành IV (Vĩnh Long) vẫn muốn giảm diện tích lúa ĐBSCL.

 

Ông Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Phước Thành IV cho rằng, rất cần chuyển một phần diện đất lúa không hiệu quả sang sản xuất kinh doanh. Ảnh: NVCC

Thông tin với phóng viên Dân Việt, ông Thành cho biết, đã có 30 năm kinh doanh lúa gạo và hiểu rằng, người dân trồng lúa không làm giàu được. Hiện nay, trên thế giới như Ấn Độ, Campuchia, Pakistan, Thái Lan cùng một số nước khác đang bắt đầu phát triển cây lúa, kể cả Châu Phi cũng đã làm được lúa. Do đó, nếu giữ diện tích như hiện nay và cạnh tranh về số lượng với quốc gia nói trên thì "chết nữa".

Ông Thành nhấn mạnh: "Mình đã sai lầm là chạy theo số lượng, mất biết bao nhiêu tiền để nhập hóa chất, phân bón đưa vào đồng ruộng mà hiệu quả kinh tế cho người dân ĐBSCL không được gì, trái lại còn bị báo động về môi trường"

"Còn nếu các doanh nghiệp muốn giữ thì phải cam kết tăng lợi nhuận cho người dân trồng lúa trong thời gian tới. Đây là yếu tố quan trọng" - ông Thành nói tiếp.

Theo ông Thành, người dân ĐBSCL làm lúa bao nhiêu năm qua không chịu nổi phải bán đất lúa bỏ đi Bình Dương, Đồng Nai và TP. HCM để tìm việc làm, thấy rõ nhất là những thanh niên trẻ tuổi. Việc di cư như vậy rất thiệt thòi cho người dân về nhiều thứ.

Vì vậy, theo quan điểm ông Thành, rất cần chuyển một phần diện đất lúa không hiệu quả sang sản xuất kinh doanh để tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương (lực lượng lao động sẵn có). Từ đó, người dân ở lại ĐBSCL không di cư nữa, cây lúa lúc này cũng có lực lượng lao động trẻ tuổi trồng, chăm sóc mới phát triển và có chất lượng cao được, chứ không phải là lao động già như hiện nay.

TS.Trần Ngọc Thạch - Viện lúa ĐBSCL cho biết, trong điều kiện hiện nay, người dân trồng lúa không thể làm giàu khi diện tích nhỏ lẻ và không liên kết, đặc biệt là ở vùng trồng không được thuận lợi. Trước tác động của biến đổi khí hậu, những vùng đất trồng lúa này nên chuyển đổi 1 số diện tích sang cây trồng, vật nuôi khác. Vấn đề này cũng đã được đề cập trong đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ NNPTNT.

Theo Huỳnh Xây - báo Dân Việt 

 

 

CHI NHÁNH GẠO ST25 (GẠO ÔNG CUA) CHÍNH HÃNG DNTN HỒ QUANG TRÍ TẠI TP.HCM

CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

  • Quận 3:  Kho – Cửa hàng:  453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM

  • Điện thoại (zalo): 0909 34 9988 – 0902 58 1717

  • Quận 10: Showroom – Bán lẻ:  644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, P.14, Q.10, TP.HCM

  • Điện thoại (zalo): 093 110 9395 – 0902 58 1717

  • TP. Thủ Đức: Điểm bán hàng:  Số 16 Đường 359 (Đỗ Xuân Hợp), KP5, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM.

  • Điện thoại (zalo): 076 3736 999 – 0909 34 9988
  • Email: nongsansachphuongnam@gmail.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/phuongnamfood

(Giao hàng Tận nơi – nhanh chóng – chuyên nghiệp)

Bài viết khác

Gạo ST25 là gì? Xuất xứ từ đâu? Ai đã nghiên cứu, lai tạo ra lúa ST25?

Gạo ST25 là loại gạo thơm đặc sản Sóc Trăng. Đây là kết quả nghiên cứu suốt 20 năm của kỹ sư Hồ Quang Cua. Giống ST25 là thế hệ mới nhất của dòng lúa thơm lừng danh với nhiều phẩm chất được xếp vào hàng "thượng hạng"

Cách đặt hũ gạo phong thủy trong nhà giúp thu hút nhiều tiền tài, may mắn

Trong phong thủy, hũ gạo không chỉ đơn thuần là vật dụng lưu trữ thực phẩm, mà còn mang trong mình ý nghĩa biểu tượng sâu sắc về sự sung túc, ổn định và thịnh vượng. Việc đặt hũ gạo đúng cách không chỉ giúp gia đình bạn luôn đầy đủ về vật chất mà còn góp phần gia tăng năng lượng tích cực, thu hút tài lộc và cải thiện sự hòa thuận trong các mối quan hệ. Ngược lại, một hũ gạo được bố trí sai phong thủy có thể khiến tiền tài tiêu tán, cuộc sống gia đình gặp trắc trở.

Những Thứ Cần Mua Sắm Trước Tết Đầy Đủ Và Ý Nghĩa

Mua sắm Tết không đơn thuần là việc tích trữ hàng hóa mà còn là cách để mỗi gia đình trang hoàng không gian sống, tạo cảm giác mới mẻ, tươi vui để đón những điều may mắn. Một kế hoạch mua sắm hợp lý còn giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và tránh tình trạng thiếu hụt những vật dụng quan trọng trong những ngày cao điểm.

Gợi ý 10+ món quà Tết ý nghĩa và thiết thực nhất cho mọi đối tượng

Quà Tết không chỉ là món quà vật chất mà còn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc và sự thấu hiểu về giá trị sống bền vững, sức khỏe và tính cá nhân hóa. Đây là dịp để bạn gửi gắm tình cảm, xây dựng kết nối chặt chẽ với người nhận. Cùng khám phá ba xu hướng quà Tết nổi bật nhất năm nay

Giá lúa gạo hôm nay 25/11/2024: Thị trường gạo trong nước không có thay đổi

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Công Thương, giá lúa gạo hôm nay ngày 25/11/2024 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục bình ổn giá với thị trường trong nước. Nhu cầu mua lúa lai rai, chất lượng không đều. Mặt hàng gạo đẹp còn ít, thị trường giao dịch chậm

Top 5+ Gạo đặc sản làm quà biếu Tết – Chất lượng và ý nghĩa

Khám phá top 5+ gạo đặc sản làm quà biếu Tết như ST25, nếp cái hoa vàng, nếp cẩm Tây Bắc,... Không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn mang ý nghĩa sung túc, may mắn, là món quà Tết đầy tinh tế và thiết thực!

Top 10 Loại Gạo Nếp Nấu Xôi Ngon Nên Biết Để Cúng Tết

Gạo nếp nào nấu xôi ngon nhất hãy cùng GẠO PHƯƠNG NAM khám phá ngay Top 10 LOẠI gạo nếp nấu xôi ngon được nhiều ưa chuộng trong bài viết này nhé.

Top 6 Loại Gạo, Nếp Đặc Sản Tây Bắc Thơm Dẻo

Gạo Tây Bắc luôn có một hương vị đặc biệt mà không nơi nào có được. Tây Bắc không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn là vùng đất của những loại gạo đặc sản thơm ngon, hấp dẫn. 

Tìm hiểu về Tinh bột kháng - Carbohydrate đặc biệt cho sức khoẻ

Trong bữa ăn hàng ngày, phần lớn carbohydrates mà cơ thể chúng ta hấp thụ là tinh bột. Tinh bột có thể tìm thấy trong khoai, ngũ cốc và nhiều loại thực phẩm khác.Có một loại đặc biệt gọi là tinh bột kháng. Vậy tinh bột kháng là gì? Tinh bột kháng có ở đâu? Cùng tìm hiểu nhé.

Điều gì khiến Gạo Ông Cua được ưa chuộng bởi người tiêu dùng việt và quốc tế?

Gạo Ông Cua ST25 là loại gạo thơm thượng hạng từ vùng đất Sóc Trăng được đánh giá rất cao bởi nhiều người. Vậy, điều gì khiến Gạo Ông Cua được ưa chuộng bởi người tiêu dùng việt và quốc tế?