Sản phẩm

SẢN XUẤT LÚA GẠO VIỆT NAM VÀ NỖI LO THƯƠNG HIỆU BỊ ĐÁNH CẮP

Trúng mùa  vụ thu đông thắng lớn

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hầu như các nước sản xuất lúa ở vùng Đông Nam Á đều gặp thiên tai, mất mùa. Đặc biệt là trận lũ tồi tệ nhất trong lịch sử 50 năm của Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới với khoảng 10 triệu tấn mỗi năm bị giảm sản lượng xuất khẩu 3 – 4 triệu tấn. Điều này làm cho giá lúa tăng mạnh trong vụ thu đông lên 7.300 – 7.500 đồng/kg, vốn là thời điểm giá lúa cao nhất trong năm.

 Việt Nam cũng xảy ra lũ lụt ở ĐBSCL, với một số nơi mực nước đã vượt đỉnh lũ năm 2000, tuy nhiên do các địa phương đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và huy động nguồn lực vào công tác phòng chống nên chỉ bị thiệt hại 8 ngàn ha trong tổng số 644 ngàn ha. Đây có thể xem là thắng lợi lớn của nông dân trồng lúa. Theo ước tính sản lượng lúa gạo của ĐBSCL năm 2011 là 23.176 ngàn tấn, tăng hơn 1,6 triệu tấn so với năm 2010, hoàn thành xuất sắc kế hoạch tăng 1 triệu tấn mà Chính phủ đã giao cho Bộ NN-PTNT.

Lúa gạo vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Tính từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất được trên 6 triệu tấn gạo, thu về 2,9 tỉ USD.

Chuẩn bị cho vụ đông xuân

Theo PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, ở những địa phương nước lũ đã rút hết, bà con nên nhanh chóng xuống giống gấp rút cho kịp lịch thời vụ, từ ngày 5 – 30/11, còn với những nơi vẫn còn nước thì có thể chuẩn bị bơm tát để xuống giống đợt sau, từ ngày 5 – 30/12, bà con nông dân nên thực hiện theo lịch này, không được để quá trễ sẽ ảnh hưởng đến vụ hè thu năm sau.

Qua thống kê của các năm cho thấy xuống giống tốt đợt tháng 11 đều cho năng suất rất cao và được giá. Theo tính toán sẽ có 600 – 700 ngàn ha xuống giống đợt 1 và 600 ngàn ha xuống giống đợt 2, tổng diện tích vụ đông xuân ở ĐBSCL là 1,3 – 1,4 triệu ha.

Biến đổi khí hậu đang xảy ra với nhiều biểu hiện dễ dàng nhận ra như lũ lụt, hạn hán, ngập mặn, mưa bão nên sản xuất lúa đang phải đối diện với nhiều rủi ro. Đối với vùng điều kiện thuận lợi, trồng thâm canh 3 vụ người nông dân cần phải chọn loại giống năng suất cao, chống chịu tốt đặc biệt là với rầy nâu, vàng lùn. Ngoài ra, giống ngắn ngày, 85 – 90 ngày, cũng là yêu cầu cần thiết để giảm thời gian đứng trên đồng của cây lúa nhờ đó giảm thiểu rủi ro do các yếu tố thời tiết không thuận lợi mang đến.

Tuy nhiên với các vùng ven biển như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh việc chọn giống lúa có khả năng chịu mặn là ưu tiên hàng đầu. Hiện nay một số giống do Viện Lúa ĐBSCL phát triển có thể chịu được mặn 4 – 5‰ như OM5451, OM5464, OM6162… và Viện cũng đang nghiên cứu các giống có thể chịu được 5 – 7‰ để đảm bảo năng suất cho những địa phương bị mặn xâm nhập nặng. Do điều kiện không được thuận lợi nên các vùng này chỉ trồng lúa dài ngày và trồng 2 vụ/năm hoặc luân canh lúa tôm, lúa mùa.

Thương hiệu cho gạo Việt

Trên thế giới có rất nhiều nước đã tạo nên được thương hiệu nổi tiếng khắp nơi như Thái Lan có Khaw Dawk Mali, Hom Mali, Jasmine 85; Ấn Độ và Pakistan có gạo Basmati; Ý có gạo Arborio, Úc có Amaroo. Là nước xuất khẩu gạo thứ hai nhưng hiện nay Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ thương hiệu gạo nào trên thị trường quốc tế. Con đường đi tìm thương hiệu cho gạo Việt đã được nghiên cứu và hoạch định từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được.

 Do không có thương hiệu nên giá gạo cùng chất lượng của Việt Nam so với Thái Lan hiện chênh lệch 50 – 70 USD/tấn, theo tính toán thì giá gạo Việt Nam có thể tăng thêm 30 – 40 USD/tấn khi có thương hiệu.

Nổi bật về sản lượng và chất lượng gạo có thể kể đến gạo thơm Sóc Trăng, hiện được biết đến rất nhiều và là sự lựa chọn hàng đầu cho các vùng ven biển. Theo kỹ sư Hồ Quang Cua, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng đồng thời là tác giả của giống lúa ST, do tính trạng thơm và tính trạng chịu mặn có quan hệ với nhau nên vô hình chung khi lai tạo đã tạo ra giống lúa vừa phát triển tốt ở những nơi bị ảnh hưởng mặn đồng thời có phẩm chất cao.

 Trong hội thi Gạo thơm thương hiệu Việt vừa qua, gạo ST20 đã vinh dự đạt giải nhất. Hiện Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp chứng nhận cho gạo thơm Sóc Trăng và có 5 doanh nghiệp ở Sóc Trăng và 1 doanh ngiệp ở Cần Thơ đã được sử dụng thương hiệu này cho sản phẩm của mình.

Theo TS. Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, một trong những nguyên nhân chủ quan mà gạo nước ta chưa có được thương hiệu là do tổ chức sản xuất chưa tốt. Diện tích lúa trồng của mỗi hộ hiện không cao, thường là dưới 1 ha và việc sử dụng giống theo sở thích của người nông dân. Dẫn đến việc khi doanh nghiệp đi thu mua lúa sẽ phải mua nhiều loại gạo về trộn lại và chỉ có thể xuất khẩu dưới đang gạo trắng.

 Để giải quyết vấn đề này, người nông dân phải kết hợp lại xây dựng mô hình “nông hộ nhỏ, cánh đồng lớn”. Nhiều hộ sẽ tập trung sản xuất trên diện tích lớn, sử dụng một số loại giống nhất định, cơ giới hóa đồng loạt cũng như phân bón, thuốc BVTV theo các tiêu chuẩn như GlobalGap, VietGap. Đã đến lúc Việt Nam cần nhanh chóng phát triển thương hiệu gạo đặc trưng để tăng giá trị hạt gạo.

Chắc chúng ta vẫn còn nhớ những bài học đắt giá với thương hiệu như Vinataba bị doanh nghiệp Indonesia đăng ký hay cà phê Buôn Ma Thuộc vào tay Trung Quốc. Hi vọng gạo thương hiệu Việt sẽ xuất hiện trên thị trường thương mại quốc tế vào một ngày không xa.

Bài viết khác

Cùng Canada góp phần nâng tầm gạo Việt trên thị trường quốc tế

Vào ngày 15/06/2022, kỷ niệm 22 năm hợp tác phát triển giữa tỉnh Sóc Trăng và Canada, tự hào về những thành tựu đạt được của các dự án hỗ trợ phát triển tại tỉnh Sóc Trăng do chính phủ Canada tài trợ.

Showroom bán gạo ông Cua ST25 tại đường Ba Tháng Hai

Địa điểm bán gạo ST25 (gạo ông Cua) được cấp giấy xác nhận chính hãng từ DNTN Hồ Quang Trí - Sóc Trăng tại 644/4/3 Đường Ba Tháng Hai Phường 14 Quận 10 TP.Hồ Chí Minh

Phương Nam bán gạo ST25 đường Lê Văn Sỹ

Địa điểm bán gạo ST25 (gạo ông Cua) được cấp giấy xác nhận chính hãng từ DNTN Hồ Quang Trí - Sóc Trăng tại số 453/86 Lê Văn Sỹ P12 Quận 3 TP.Hồ Chí Minh

Những món ngon làm từ nếp cúng rằm tháng 7

Nên chọn loại nếp nào để nấu xôi cúng rằm tháng 7. Hướng dẫn cách nấu xôi, chè thông dụng cúng rằm tháng 7 ngon, đơn giản được nhiều người lựa chọn.

Kinh Vu Lan và Báo hiếu được nhiều người tìm trong lễ Vu Lan - P2

Trong các dịp lễ Vu Lan, ngoài việc đi chùa, nhiều người còn lựa chọn việc đọc Kinh Vu Lan báo hiếu nhằm gửi gắm tâm tư, nguyện vọng cho cha mẹ bình an. Vậy kinh Vu Lan và báo hiếu như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé.

Cơm gạo lứt tím Ms Slim - giải pháp giảm cân cho người bận rộn

Gạo lức (hay còn gọi là gạo lứt) ăn rất tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên, thời gian nấu lại lâu nên nhiều người phân vân khi lựa chọn ăn gạo lứt giảm cân. Tuy nhiên, cơm gạo lứt tím MS Slim được nấu chậm theo công nghệ nhật sẽ giúp bạn giải quyết tình trạng này

Gạo ST25 vượt qua 600 tiêu chuẩn kỹ thuật để được bán tại Nhật Bản

Ngày 30/6, tại Thủ đô Tokyo, lễ ra mắt gạo ST25 mang thương hiệu A An đã được công ty cổ phần tập đoàn Tân Long phối hợp với Ngân hàng Kiraboshi.

Lý giải sự khác biệt giữa nếp cẩm và nếp than

Cùng là nếp, nhưng nếp cẩm và nếp than có gì khác nhau không? Nếp cẩm và nếp than ngoài hình dạng bên ngoài còn có điêm gì tương đồng nhau không? Làm sao để phân biệt được 2 loại nếp này?

Khảo sát thực tế khi khách hàng sử dụng gạo ST25 (ông Cua) chính hãng

Khảo sát thực tế khi khách hàng sử dụng gạo ST25 chính hãng ngon nhất thế giới ? Có nên chọn gạo ST25 (ông Cua) vì sức khỏe gia đình? Gạo ST25 có phù hợp chi phí cho gia đình người Việt?   

Lý giải sự khác biệt giữa gạo nếp và gạo tẻ

Gạo nếp là gì? Gạo tẻ là gì? Điều gì khiến gạo nếp dẻo hơn gạo tẻ? Phân biệt gạo nếp và gạo tẻ như thế nào cho chính xác? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài này nhé.