Sản phẩm

MÓN NGON MỖI NGÀY: CƠM CUỘN RONG BIỂN

Trong trương trình   MÓN NGON MỖI NGÀY , hôm nay công ty Phương Nam xin giới thiệu món cơm cuộn rong biển Hàn Quốc.

Cơm cuộn rong biển có thể thực hiện với rất nhiều loại gạo để nấu cơm: GẠO MẦM VIBIGABA, GẠO NẾP, GẠO NHẬT,…

 

Cơm cuộn rong biển

Thứ nhất Kimchi, thứ nhì Kimbap – ôi ôi đây chỉ là mình mới buột miệng nói ra câu này thôi. Nếu như kimchi là món dưa cải muối nổi tiếng nhất và được biết đến nhất trong ẩm thực Triều Tiên, đến nỗi xứ Cao Ly này còn được gọi là xứ Kimchi, thì có lẽ kimbap là món ăn phổ biến thứ hai tại Hàn Quốc, cũng là một món ăn mà người Triều Tiên thường giới thiệu với bạn bè quốc tế khi họ đến thăm, sống và làm việc xa quê hương.

Kimbap – “kim” là tên gọi của lá rong biển khô; “bap” đơn giản là “cơm”. Tên gọi của món ăn rất đơn giản, cơm gói trong lá rong biển. Về hình dạng, kimbap “có vẻ” giống món Maki – cũng là món cơm cuốn trong lá rong biển, của Nhật. Nhưng để ý thêm thì sẽ thấy, kimbap thường to hơn (béo hơn) vì bên trong, “nhân” gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau. Kimbap cũng được cắt khoanh tròn với độ dày mỏng hơn so với Maki. Nếu như cùng chiều dài của một tấm rong biển, Maki được cắt đều làm 6 khoanh, thì kimbap có thể được cắt thành 12 khoanh hoặc hơn.

 

Cơm cuộn rong biển hàn quốc

Chỉ là một sự so sánh đơn giản về hình dạng, mình cũng chưa có ý định viết và so sánh kimbap với maki trong bài viết này, vì Maki lại là một chủ đề khác cũng có rất nhiều điều thú vị, mình sẽ dành ở một bài khác, khi nào mình làm lại Maki.

Lần đầu tiên mình làm Kimbap là ở lớp học tiếng Hàn. Hôm ấy cô giáo kêu mỗi đứa đem đến góp một loại thực phẩm theo như cô hướng dẫn rồi cùng đem đến lớp để tất cả cùng tập gói Kimbap. Thế là đứa thì mang cà rốt, đứa đem dưa chuột, đứa góp lá rong biển, đứa cầm theo xúc xích. Còn đâu, cô chuẩn bị cơm, trứng, củ cái vàng muối, dao, thớt và những thứ lặt vặt khác. Lớp tiếng Hàn của mình đã có một buổi làm kimbap rất vui. (Những nguyên liệu mình vừa kể tên cũng là những nguyên liệu thường có nhất trong món kimbap).

Cũng trong buổi này, mình hỏi chuyện một đứa bạn mới đi exchange ở Hàn Quốc về sự phổ biến của món ăn này, nó kêu hầu như nó ăn kimbap hàng ngày, và bọn sinh viên Hàn Quốc cũng ăn kimbap rất thường xuyên. Vì sao món ăn này lại phổ biến đến vậy? Mình thì nghĩ, thứ nhất, cách làm rất đơn giản và rất nhanh. Thứ 2, các nguyên liệu dùng trong món kimbap đều là những thực phẩm tốt cho sức khỏe và có cân bằng các giá trị dinh dưỡng. Món này lại gồm rất nhiều rau, theo nguyên tắc thì thực phẩm rau phải chiếm khoảng 70% cả chiếc kimbap. Vì vậy mà kimbap ăn rất thanh và không hề ngán. Đừng nghĩ miếng kimbap nhỏ thế ăn sẽ không đủ no nhé. Bình thường một bữa sinh viên chỉ cần ăn 2 “cuộn” kimbap là đã đủ no rồi, còn ăn hơn 2 “cuộn” thì sẽ rất no đấy.

Cơm dùng trong món kimbap là cơm gạo trắng trộn với ít muối và dầu vừng, khác với cơm cho món Maki (và sushi). Vì thế cơm thơm mùi vừng rất hấp dẫn.

 

Cơm cuộn rong biển

Để làm món Kimbap, mình chuẩn bị những nguyên liệu như sau:

 

nguyên liệu làm cơm cuộn rong biển

– Lá rong biển khô

– Cơm: dùng loại gạo hạt ngắn. Để làm món này, cơm không nên nấu khô quá, tất nhiên cũng không ướt quá. Vừa đủ để các hạt cơm không dính bết lại với nhau. Cơm sau khi nấu chín, để nguội một lát rồi trộn đều cơm với dầu vừng và ít muối.

– Cà rốt: gọt vỏ, thái sợi dài. Đun sôi nước với ít muối, cho cà rốt vào trần qua khoảng 1 phút thì bỏ cà rốt ra.

– Dưa chuột: rửa sạch, thái sợi dài

– Trứng: tráng trứng và cắt thành sợi dài. Nên rán miếng trứng dày dày một chút thì có thể cắt thành sợi dài cành vuông rất đẹp.

– Xúc xích: cắt sợi

– Nếu có thể tìm mua được củ cải vàng muối thì rất tốt. Ở đây mình không có nên đành bỏ qua.

– Nếu không có tấm tre để gói thì có thể dùng giấy nhôm – loại dùng cho nấu nướng trong gia đình – để gói. Khi mình gói ở lớp tiếng Hàn thì mọi người cũng đều dùng giấy nhôm này. (Ở HQ, người ta đã quá chuyên nghiệp đến mức chỉ cần đặt mỗi lá rong biển lên thớt là gói thoăn thoắt được)

Sau khi đã chuẩn bị hết nguyên liệu và bày ra trước mặt, các thao tác tiếp theo như sau:

 

– Trải tấm tre / giấy nhôm lên thớt, đặt một tấm lá rong biển lên trên. Lưu ý, để mặt ráp của lá ngửa lên trên, mặt nhẵn ở dưới. Mặt ráp sẽ giúp cơm dinh chắc hơn và lá rong.

– Chừa là một đoạn đầu tiên không nên rải cơm, sau đó trải đều cơm đến khoảng 2/3 lá, lớp cơm không nên làm quá dày, khi cuộn kimbap sẽ làm nó rất to và dễ xảy ra việc không đủ lá để cuốn cơm. Nếu để ý thì bạn sẽ thấy là trên lá rong biển có những vạch ngang song song, và vì thế hãy dùng những vạch này để làm mốc cho giới hạn trét cơm cho thẳng.

– Sau khi dàn cơm xong thì xếp từng sợi nguyên liệu lên trên, dàn cho hết chiều ngang của tấm rong biển.

– Vừa giữ các nguyên liệu để không bị xô lệch, từ từ cuộn tròn, vừa cuộn vừa nắn chỉnh cho cuộn cơm thật chặt. Cứ thế cuốn đến hết tấm rong biển. (nói thì dài dòng thế này thôi chứ khi làm thì nhanh và dễ lắm)

– Khi cắt cuộn kimbap thì nên dùng dao thật sắc, cắt thành những khoanh có độ dày khoảng 1-1.5cm.

Bài viết khác