Sản phẩm

Gạo Mầm: Thực Sự Có Dùng Để Chữa Bệnh Hay Không?

GẠO MẦM CÓ CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH HAY KHÔNG

Trong thực tế, ít người biết rằng, gạo mầm chỉ là một loại thực phẩm chức năng, không thể thay thế thuốc chữa bệnh, nếu sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến thiếu chất trong cơ thể. Vậy thực hư thế nào khi “thần thánh hoá” công dụng chữa bệnh cho gạo mầm.

  1. Kết quả nghiên cứu mới

PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia lần đầu tiên công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng “Hiệu quả của sản phẩm gạo lứt nảy mầm Vibigaba trên người mắc hội chứng chuyển hóa”.

Hội chứng chuyển hóa là một tập hợp những rối loạn về chuyển hóa làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường. Những rối loạn này bao gồm: Rối loạn lipid máu, béo bụng, tăng huyết áp, rối loạn glucose khi đói. Hội chứng chuyển hóa là một yếu tố nguy cơ phức tạp phát sinh từ sự kháng insulin kết hợp với tích tụ lipid bất thường cũng như chức năng lipid rối loạn - một yếu tố nguy cơ đối với bệnh mạch vành, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ và ung thư.

Theo đó, gạo mầm trong quá trình lên mầm, một số chất dinh dưỡng được tạo ra và tăng cao như Gamma - aminobutyric acid (GABA), inositol, chất xơ, vitamin E, Niacin, vitamin B1, B6, Magie…và một số chất chống oxy hóa. Những thành phần này có tác dụng hỗ trợ làm giảm một số triệu chứng bệnh ở người nên được xem là loại thực phẩm chứ năng để phối hợp điều trị cho người bệnh.

  1. Gạo mầm có chữa được bệnh hay không?

Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu thì chưa ai dám khẳng định gạo mầm có tác dụng chuyên trị loại bệnh nào trên cơ thể con người chúng ta.

Để khẳng định tác dụng thực sự của một loại thuốc, một loại thực phẩm nào đó, nhất là tác dụng chữa bệnh thì phải dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng. Cho tới thời điểm này chưa có đơn vị nào công bố kết quả nghiên cứu lâm sàng tác dụng của gạo mầm.

Bản thân gạo mầm có nhiều dưỡng chất bổ dưỡng, có tác dụng tốt phần nào đối với sức khỏe người dùng. Đôi khi, người tiêu dùng bị tác động tâm lý, nghe người sản xuất quảng cáo nhiều, nghĩ là tốt, sau đó ăn sản phẩm và tự cho rằng nó có tác dụng chứ thực tế có thể không phải vậy.

Một tiến sĩ ở Viện Lúa ĐBSCL cho rằng trên thực tế gạo mầm có những giá trị dinh dưỡng nhất định. Với người bị bệnh tiểu đường, việc dùng gạo mầm sẽ giúp hạn chế lượng tinh bột nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, những tác dụng ưu việt như hạ mỡ máu trên cơ chế sinh học thông qua tác dụng vừa ức chế phản ứng tổng hợp chất mỡ xấu, ngăn ngừa táo bón và đầy hơi thường gặp ở người cao tuổi, ngăn ngừa loãng xương đồng thời trấn an hệ thần kinh giúp ngủ sâu, chống thoái hóa khớp, chữa bệnh tiểu đường… thì chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào khẳng định.

  1. Lưu ý sử dụng gạo mầm đúng cách để đạt hiểu quả

Theo hướng dẫn sử dụng của gạo mầm trên thị trường, gạo mua về bảo quản nơi thoáng mát tránh ẩm mốc. Khi nấu cơm, lấy lượng gạo vừa đủ ăn cho vào nồi mà không cần phải vo như gạo bình thường, vì bản chất gạo mầm là gạo sạch trong lớp cám và phôi gạo có nhiều chất và vitamin cần được giữ lại.

Cho gạo mầm vào nồi thêm nước theo tỷ lệ 1 gạo 2 nước. Hoặc 1 gạo 1,4 nước tùy theo khẩu vị và sở thích. Nấu trong khoảng 40 phút, sau khi cơm chín chờ thêm 10 phút nữa là có thể ăn được.

Trong trường hợp nấu cho người lớn tuổi dùng, cách sử dụng gạo mầm tốt nhất là bạn nên ngâm gạo mầm trong nước nóng, sẽ giúp mềm cơm, dễ ăn hơn.

Lưu ý liều lượng sử dụng hợp lý : Có thể sử dụng gạo mầm từ 3 – 4 lần/ tuần. Nếu gia đình có người bệnh tiểu đường thì nên dùng thường xuyên để tránh tăng đường huyết. Lần đầu sử dụng gạo mầm chưa quen thì có thể ăn ít hoặc dùng chung với gạo trắng.

Nên chọn mua gạo tại các địa chỉ bán hàng uy tín, tin cậy để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

 

Bài viết khác

Tìm hiểu về cuộc thi gạo ngon thế giới (World's Best Rice)

Năm 2019, thị trường gạo Việt bùng nổ khi gạo ST25 vinh dự nhận được giải nhất cuộc thi GẠO NGON THẾ GIỚI, vậy cuộc thi Gạo ngon thế giới được tổ chức ra sao? Thể lệ như thế nào?

Cùng Canada góp phần nâng tầm gạo Việt trên thị trường quốc tế

Vào ngày 15/06/2022, kỷ niệm 22 năm hợp tác phát triển giữa tỉnh Sóc Trăng và Canada, tự hào về những thành tựu đạt được của các dự án hỗ trợ phát triển tại tỉnh Sóc Trăng do chính phủ Canada tài trợ.

Showroom bán gạo ông Cua ST25 tại đường Ba Tháng Hai

Địa điểm bán gạo ST25 (gạo ông Cua) được cấp giấy xác nhận chính hãng từ DNTN Hồ Quang Trí - Sóc Trăng tại 644/4/3 Đường Ba Tháng Hai Phường 14 Quận 10 TP.Hồ Chí Minh

Phương Nam bán gạo ST25 đường Lê Văn Sỹ

Địa điểm bán gạo ST25 (gạo ông Cua) được cấp giấy xác nhận chính hãng từ DNTN Hồ Quang Trí - Sóc Trăng tại số 453/86 Lê Văn Sỹ P12 Quận 3 TP.Hồ Chí Minh

Những món ngon làm từ nếp cúng rằm tháng 7

Nên chọn loại nếp nào để nấu xôi cúng rằm tháng 7. Hướng dẫn cách nấu xôi, chè thông dụng cúng rằm tháng 7 ngon, đơn giản được nhiều người lựa chọn.

Kinh Vu Lan và Báo hiếu được nhiều người tìm trong lễ Vu Lan - P2

Trong các dịp lễ Vu Lan, ngoài việc đi chùa, nhiều người còn lựa chọn việc đọc Kinh Vu Lan báo hiếu nhằm gửi gắm tâm tư, nguyện vọng cho cha mẹ bình an. Vậy kinh Vu Lan và báo hiếu như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé.

Cơm gạo lứt tím Ms Slim - giải pháp giảm cân cho người bận rộn

Gạo lức (hay còn gọi là gạo lứt) ăn rất tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên, thời gian nấu lại lâu nên nhiều người phân vân khi lựa chọn ăn gạo lứt giảm cân. Tuy nhiên, cơm gạo lứt tím MS Slim được nấu chậm theo công nghệ nhật sẽ giúp bạn giải quyết tình trạng này

Gạo ST25 vượt qua 600 tiêu chuẩn kỹ thuật để được bán tại Nhật Bản

Ngày 30/6, tại Thủ đô Tokyo, lễ ra mắt gạo ST25 mang thương hiệu A An đã được công ty cổ phần tập đoàn Tân Long phối hợp với Ngân hàng Kiraboshi.

Lý giải sự khác biệt giữa nếp cẩm và nếp than

Cùng là nếp, nhưng nếp cẩm và nếp than có gì khác nhau không? Nếp cẩm và nếp than ngoài hình dạng bên ngoài còn có điêm gì tương đồng nhau không? Làm sao để phân biệt được 2 loại nếp này?

Khảo sát thực tế khi khách hàng sử dụng gạo ST25 (ông Cua) chính hãng

Khảo sát thực tế khi khách hàng sử dụng gạo ST25 chính hãng ngon nhất thế giới ? Có nên chọn gạo ST25 (ông Cua) vì sức khỏe gia đình? Gạo ST25 có phù hợp chi phí cho gia đình người Việt?