Sản phẩm

Gạo Mầm: Thực Sự Có Dùng Để Chữa Bệnh Hay Không?

GẠO MẦM CÓ CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH HAY KHÔNG

Trong thực tế, ít người biết rằng, gạo mầm chỉ là một loại thực phẩm chức năng, không thể thay thế thuốc chữa bệnh, nếu sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến thiếu chất trong cơ thể. Vậy thực hư thế nào khi “thần thánh hoá” công dụng chữa bệnh cho gạo mầm.

  1. Kết quả nghiên cứu mới

PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia lần đầu tiên công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng “Hiệu quả của sản phẩm gạo lứt nảy mầm Vibigaba trên người mắc hội chứng chuyển hóa”.

Hội chứng chuyển hóa là một tập hợp những rối loạn về chuyển hóa làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường. Những rối loạn này bao gồm: Rối loạn lipid máu, béo bụng, tăng huyết áp, rối loạn glucose khi đói. Hội chứng chuyển hóa là một yếu tố nguy cơ phức tạp phát sinh từ sự kháng insulin kết hợp với tích tụ lipid bất thường cũng như chức năng lipid rối loạn - một yếu tố nguy cơ đối với bệnh mạch vành, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ và ung thư.

Theo đó, gạo mầm trong quá trình lên mầm, một số chất dinh dưỡng được tạo ra và tăng cao như Gamma - aminobutyric acid (GABA), inositol, chất xơ, vitamin E, Niacin, vitamin B1, B6, Magie…và một số chất chống oxy hóa. Những thành phần này có tác dụng hỗ trợ làm giảm một số triệu chứng bệnh ở người nên được xem là loại thực phẩm chứ năng để phối hợp điều trị cho người bệnh.

  1. Gạo mầm có chữa được bệnh hay không?

Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu thì chưa ai dám khẳng định gạo mầm có tác dụng chuyên trị loại bệnh nào trên cơ thể con người chúng ta.

Để khẳng định tác dụng thực sự của một loại thuốc, một loại thực phẩm nào đó, nhất là tác dụng chữa bệnh thì phải dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng. Cho tới thời điểm này chưa có đơn vị nào công bố kết quả nghiên cứu lâm sàng tác dụng của gạo mầm.

Bản thân gạo mầm có nhiều dưỡng chất bổ dưỡng, có tác dụng tốt phần nào đối với sức khỏe người dùng. Đôi khi, người tiêu dùng bị tác động tâm lý, nghe người sản xuất quảng cáo nhiều, nghĩ là tốt, sau đó ăn sản phẩm và tự cho rằng nó có tác dụng chứ thực tế có thể không phải vậy.

Một tiến sĩ ở Viện Lúa ĐBSCL cho rằng trên thực tế gạo mầm có những giá trị dinh dưỡng nhất định. Với người bị bệnh tiểu đường, việc dùng gạo mầm sẽ giúp hạn chế lượng tinh bột nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, những tác dụng ưu việt như hạ mỡ máu trên cơ chế sinh học thông qua tác dụng vừa ức chế phản ứng tổng hợp chất mỡ xấu, ngăn ngừa táo bón và đầy hơi thường gặp ở người cao tuổi, ngăn ngừa loãng xương đồng thời trấn an hệ thần kinh giúp ngủ sâu, chống thoái hóa khớp, chữa bệnh tiểu đường… thì chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào khẳng định.

  1. Lưu ý sử dụng gạo mầm đúng cách để đạt hiểu quả

Theo hướng dẫn sử dụng của gạo mầm trên thị trường, gạo mua về bảo quản nơi thoáng mát tránh ẩm mốc. Khi nấu cơm, lấy lượng gạo vừa đủ ăn cho vào nồi mà không cần phải vo như gạo bình thường, vì bản chất gạo mầm là gạo sạch trong lớp cám và phôi gạo có nhiều chất và vitamin cần được giữ lại.

Cho gạo mầm vào nồi thêm nước theo tỷ lệ 1 gạo 2 nước. Hoặc 1 gạo 1,4 nước tùy theo khẩu vị và sở thích. Nấu trong khoảng 40 phút, sau khi cơm chín chờ thêm 10 phút nữa là có thể ăn được.

Trong trường hợp nấu cho người lớn tuổi dùng, cách sử dụng gạo mầm tốt nhất là bạn nên ngâm gạo mầm trong nước nóng, sẽ giúp mềm cơm, dễ ăn hơn.

Lưu ý liều lượng sử dụng hợp lý : Có thể sử dụng gạo mầm từ 3 – 4 lần/ tuần. Nếu gia đình có người bệnh tiểu đường thì nên dùng thường xuyên để tránh tăng đường huyết. Lần đầu sử dụng gạo mầm chưa quen thì có thể ăn ít hoặc dùng chung với gạo trắng.

Nên chọn mua gạo tại các địa chỉ bán hàng uy tín, tin cậy để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

 

Bài viết khác