Sản phẩm

Công dụng của các loại ngũ cốc và đậu: đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, đậu xanh,…

Họ đậu có nhiều chất dinh dưỡng và chất chống ung thư, đặc biệt là giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng nhờ dưỡng chất.Theo Geil, chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng ở Đức, có thể giảm đến 30% lượng cholesterol trong máu mà không cần dùng thuốc nếu chịu khó mỗi ngày ăn 250g đậu nấu chín, loại nào cũng được, trong vòng 6 tuần lễ. Khảo sát ở đại học Kentucky, Hoa Kỳ, cho thấy chế độ dinh dưỡng với 200g đậu mỗi ngày trong 3 tuần liên tục không những có tác dụng hạ mỡ trong máu mà còn giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người đã bị thiểu năng mạch vành.

Chưa hết, đậu là món ăn vừa bổ vừa trấn an hệ thần kinh cho bà bầu. Thai phụ nên ăn mỗi ngày 100g đậu vì lượng acid folic trong đậu là nhân tố cần thiết để bảo vệ cả mẹ lẫn con. Đó là chưa kể đến tác dụng chống thiếu máu cho thai phụ nhờ chất sắt trong đậu.

Trong thời buổi “hại điện” với thuốc men tràn ngập dược phòng quả thật bệnh nhân khó tin thầy thuốc nếu nhà điều trị khuyên người bệnh nên ăn đậu để tăng sức kháng bệnh. Đáng tiếc vì nhóm thực phẩm một thời được đặt tên là “món ăn của người nghèo” ở châu Âu, đã từ lâu lột xác thành thuốc nhờ kết quả nhiều công trình nghiên cứu gấn đây cho thấy tác dụng bảo vệ sức khỏe đa dạng của đậu, dù là đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu ván hay đậu ngự. Chuyên gia ngành dinh dưỡng đã không quá lời khi cho đậu nhiều điểm vì 100g đậu chứa không đến 0,5g chất béo, trong số đó chỉ 1% là chất béo gây hại cho cơ thể. Ngược lại, 100g thịt bò có đến gần 20g chất béo với 15% là chất gây xơ vữa mạch máu!

Các loại ngũ cốc không chỉ có giá trị về mặt dinh dưỡng mà còn là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Tạo nên giá trị dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe.

Lúa mì, gạo lứt

Lúa mì là loại ngũ cốc rất giàu canxi, phốt pho và các amilaza, mantoza khác giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, trong lúa mì còn có một hàm lượng lớn vitamin E và các nguyên tố cần thiết giúp lưu thông máu, “nuôi dưỡng” hệ tim mạch.

Thường xuyên ăn lúa mì còn giúp cho bạn có một trí nhớ tuyệt vời và một tinh thần minh mẫn.

Hạt Kê

Lượng vitamin B1, B2 có trong hạt kê cao hơn từ 1 – 1,5 lần so với lúa gạo. Ngoài ra trong hạt kê còn có chứa nhiều nguyên tố vi lượng khác như methionine (một amino axit thiết yếu) vì thế loại hạt này có tác dụng duy trì tế bào não, tăng cường trí nhớ và làm giảm quá trình lão hóa.

Nên bổ sung cháo kê, hay những thực phẩm được chế biến từ hạt kê vào thực đơn của bạn để có một bộ não khỏe mạnh.

Hạt Ngô

Các nhà khoa học gọi ngô là “thực phẩm vàng” vì lượng xenluloza trong ngô cao hơn từ 4 – 10 lần so với gạo và các loại bột khác. Xenluloza có tác dụng kích thích nhu động dạ dày ruột, giúp ích cho quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó, trong ngô có chứa nhiều axit béo và axit không no như axit linolic, nên có tác dụng bảo vệ não bộ và giảm lượng mỡ trong máu.

Đậu tương

Đậu tương là loại đậu có hàm lượng protein cao nhất trong các thực phẩm họ đậu. Hàm lượng protein trong một hạt đậu chiếm tới 38% trọng lượng của hạt đậu, khối lượng còn lại là của cacbonhydrat và các chất béo.Vì là thực phẩm giàu protein, nên đậu tương nguồn dinh dưỡng dồi dào và quý giá đối với sức khỏe con người.

Ăn đậu tương mỗi ngày có tác dụng chống ung thư, phòng tránh bệnh loãng xương và giảm nguy cơ mắc các bệnh về thận.

Đậu xanh

Đậu xanh có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống mụn nhọt, rôm sẩy. Ngoài ra, vỏ đậu xanh còn có tác dụng giải độc, chống mờ mắt. Đậu xanh được dùng nhiều trong chế biến món ăn và là loại nước giải khát rất tốt trong ngày hè.

Đậu đũa

Theo Đông y, đậu đũa có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ thận, thanh nhiệt, giải độc, lợi yết hầu. Đậu đũa là vị thuốc hữu hiệu chữa các bệnh về thận và các bệnh của nam giới.

Yến mạch

Ngoài lượng protein nhiều hơn gạo, yến mạch còn có hàm lượng bột mì cao hơn 1,6 – 2,6 lần, hàm lượng chất béo cũng cao hơn 2 – 2,5 lần so với gạo. Tuy hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng yến mạch lại được coi là một trong những loại thực phẩm ăn kiêng hàng đầu.

Kiều mạch

Kiều mạch có tác dụng giúp dạ dày co bóp tốt, nhuận tràng, thông đại tiện nên giải độc rất tốt.

Bạn hãy nghiền kiều mạch nấu chín thành nước để uống hoặc khi uống cho thêm một số nước hoa quả khác như là táo nho vừa cung cấp được thêm nhiều thành phần dinh dưỡng lại vừa lợi tiểu tiện.

Đại mạch

Lúa mạch hay con gọi la đại mạch, ngoài công dụng làm lương thực như gạo tẻ, còn có thể dùng làm thuốc uống chữa các bệnh như sỏi niệu đạo, trướng bụng, đầy hơi. Ngoài ra, lúa mạch còn là thực phẩm rất tốt cho phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh vì cung cấp một hàm lượng dinh dưỡng dồi dào.

Cao lương

Cao lương là loại cây có vị ngọt ấm, có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh về dạ dày. Khi bạn thấy cơ thể có những dấu hiệu tiêu hóa kém, có thể dùng cao lương sắc uống từ 2 – 3g mỗi ngày, sẽ thấy hiệu quả tức thì.

Ngũ cốc cung cấp nguồn dinh dưỡng quí giá trong khẩu phần ăn của trẻ. Ngũ cốc chứa nhiều thành phần can-xi, sắt, kẽm, các viatmin như A, B và C có lợi cho sự phát triển thể chất của trẻ. Việc tiêu thụ từ 50 – 60g ngũ cốc/ngày với trẻ đang trưởng thành sẽ rất có lợi cho trẻ, nhờ vào thành phần các chất dinh dưỡng dồi dào có trong ngũ cốc. Với trẻ nhỏ, nên cho tiêu thụ loại ngũ cốc có hương vị tự nhiên hoặc ngũ cốc có bổ sung vitamin, không chất béo, lượng đường dưới 25% là tốt hơn cả.Loại ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn đối với trẻ từ 8 đến 12 tuổi.

 

Trẻ tiêu thụ ngũ cốc thường xuyên sẽ giảm thiểu tình trạng béo phì, tăng cân đồng thời tốt cho sức khoẻ hơn so với trẻ ăn ít ngũ cốc.

Ngũ cốc nguyên hạt giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường, chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt giúp ngừa hội chứng chuyển hóa. Ăn trên 3 bữa ngũ cốc nguyên hạt một ngày có thể giúp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và những loại ngũ cốc giàu chất xơ đem lại hiệu quả cao nhất. một chế độ dinh dưỡng giàu ngũ cốc nguyên hạt giúp ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa, bao gồm các yếu tố tiềm ẩn dẫn đến bệnh tiểu đường type 2 và các bệnh tim mạch

Ngô, lúa mạch, các loại khoai, yến mạch, kê là những loại thực phẩm trị bệnh tốt hơn thuốc chữa bệnh

Khoa học ngày nay đã chứng minh ngũ cốc nguyên hạt có lợi cho sức khoẻ hơn là ngũ cốc xay bỏ vỏ và điều này đã hướng các nhà sản xuất thực phẩm đi đến việc thay đổi nguyên liệu bột mì dùng để sản xuất sản phẩm ngũ cốc ăn sáng. Thay đổi nguồn bột mì từ trắng sang đen tức từ ngũ cốc xay kỹ sang ngũ cốc nguyên hạt

 

Người bệnh đái tháo đường nên ăn bột ngũ cốc. Ngũ cốc là gạo lức, đậu xanh, đậu đen, đậu tương (đậu nành) hoặc đậu phộng, hoặc mè rang chín, xay thành bột.

Ứng dụng bột ngũ cốc

Với gần 300 loại khác nhau, ngũ cốc được đưa vào “tầm ngắm” của nhiều thực đơn dinh dưỡng không chỉ vì sự đa dạng đó, mà cơ bản là do những lợi ích sau:

Ngũ cốc có hàm lượng chất béo thấp. Vì lý do này, mỗi bữa sáng với ngũ cốc là cực kỳ hiệu quả.

  • Ngũ cốc giàu chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa. Nếu bạn mắc chứng táo bón kinh niên, nên nạp vào cơ thể mỗi ngày khoảng 30g ngũ cốc tùy thích các loại. Nếu bạn có hàm lượng cholesterol trong máu cao, 1 bát cháo yến mạch mỗi sáng là sự lựa chọn hoàn hảo.
  • Ngũ cốc rất giàu hàm lượng các vitamin nhóm B có lợi cho quá trình sản sinh năng lượng của cơ thể. Thêm vào đó, hàm lượng axit folic cao rất cần cho phụ nữ có kế hoạch sinh em bé hoặc đang mang thai.
  • Ngũ cốc chứa lượng chất sắt dồi dào, vì thế hãy tận dụng lợi thế đó để bổ sung chất thiết yếu này cho cơ thể. Phụ nữ đang mang thai, vận động viên hoặc những người bị thiếu chất sắt nhưng lại phải kiêng các loại thịt đỏ nên tăng ngũ cốc trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Ngũ cốc có hàm lượng muối thấp. Thích hợp với người có bệnh cao huyết áp hoặc tim mạch. Gạo lức có vitamin B1, B2, PP, canxi, photpho (hai chất này rất cần cho xương, chất sắt (bổ máu) rất ít chất đạm và chất béo vì có nhiều tinh bột.

Đậu xanh và đâu đen có chứa chất đạm, sinh tố B1, B2 và PP nhiều hơn gạo lức lại có vitamin C, còn đậu đen có chất sắt nhiều hơn.

Đậu nành (đỗ tương), đậu phộng, mè (vừng) có lượng chất đạm và chất béo cao hơn, vitamin B1, B2, PP và một số chất khoáng. Trong mè có lượng calci và phosphor rất cao

Trong các loại đậu, chất xơ nhiều hơn gạo, và chất xơ này giúp làm chậm sự hấp thu chất đường, tránh tăng nhanh đường trong máu sau khi ăn, và chất xơ ngâm nước, giúp ta chồng việc táo bón – khi pha trộn như thế, có thêm vitamin B1, B2, PP, C, Calci, chất sắt (Fe), chất đạm, chất béo, mà trong gạo trắng có rất ít hoặc không có.

Trong quá trình làm bột, nếu ngâm đậu để bỏ vỏ, hoặc rang đậu sẽ làm mất đi và chất khoáng và vitamin, vì các chất này được chứa trong vỏ.

Bài viết khác