Sản phẩm

Cây lưỡi hổ là gì? Ý nghĩa phong thủy và tác dụng của cây lưỡi hổ đối với sức khỏe

Một không gian sống trong lành mang hơi thở của thiên nhiên luôn là mong muốn của nhiều người. Giữa cuộc sống đầy bộn bề, hít một hơi thở trong lành từ thiên nhiên luôn là cách giải tỏa căng thẳng tốt nhất. Để cuộc sống thêm xanh, và muôn màu thú vị, thì cây xanh luôn là một người bạn không thể thiếu. Cây xanh không chỉ đẹp, mà còn mang lại không khí trong lành. Ngoài ra nhân gian ta luôn quan niệm một loài cây có ý nghĩa phong thủy sẽ mang lại sự may mắn về sức khỏe và thành công trong công việc.

Cây lưỡi hổ là loài cây kiểng dễ trồng nhưng với nhiều đặc tính nổi trội như dáng thanh cao thể hiện sự sang trọng, có nhiều tác dụng trong hấp thụ độc tố, thanh lọc không khí và tác dụng phong thủy như xua đuổi tà ma, cây lưỡi hổ được các nhà sành cây kiểng chú ý hơn cả. Bài viết hôm nay gạo Phương Nam sẽ cùng các bạn tìm hiểu về loài cây này nhé!

Cây lưỡi hổ là gì?

Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh, thường được trồng trong vườn, trong nhà để làm đẹp không gian. Tên khoa học là Sansevieria trifasciata, chiều cao khoảng 50 - 60cm.

Đặc điểm của cây lưỡi hổ là có thân dạng dẹt, mọng nước, nhìn có vẻ sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân rất mềm, không làm đứt tay khi chạm vào. Trên thân cây có 2 màu lá xanh và vàng dọc từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ khi ra hoa nở thành từng cụm với nhau, mọc từ phần gốc lên và có quả hình tròn.

Không phải ai cũng biết lưỡi hổ là loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, có tới 70 loài khác nhau như cây lưỡi hổ cọp, hay cây lưỡi hổ Thái, lưỡi hổ xanh...Và phổ biến nhất hiện nay đó là lưỡi hổ thái và lưỡi hổ cọp.

Về thành phần hóa học: Trong gel từ lá cây lưỡi hổ chủ yếu chứa acid acetic, etyl axetat. Ngoài ra, trong rễ còn có alcaloid sansevieria và chất nhựa.

Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ

Trong văn hóa phương đông, cây lưỡi hổ mang đến ý nghĩa cát tường, hình dáng của lá cây tựa như lưỡi kiếm, bảo vệ bạn khỏi những điều tiêu cực và thu hút sự may mắn, thành công. Sở thích trồng cây lưỡi hổ tại văn phòng cũng được cho là sẽ giúp doanh nghiệp gặt hái được nhiều thành công hơn.

Theo quan niệm của các nhà khoa học phương Tây, cây lưỡi hổ có khả năng xua đuổi xui xẻo và mang đến vận may cho gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.

Lá cây lưỡi hổ mọc thẳng đứng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên của con người. Với dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn của cây là biểu tượng cho sự uy quyền, danh gia vọng tộc. Theo quan niệm của người xưa, những người trồng cây lưỡi hổ nếu chăm sóc cây ra được hoa, thì may mắn trong năm, không chỉ ở cuộc sống mà còn mang đến nhiều thuận lợi trong công việc, tài chính.

Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì?

Cây lưỡi hổ có màu xanh và vàng, đây cũng là những gam màu hợp với mệnh Kim và Thổ. Vì vậy mà những người có mệnh Thổ và mệnh Kim trồng cây lưỡi hổ trong nhà sẽ giúp gia chủ may mắn, thành công, vận thế tốt, xua đuổi tà ma giúp cho mọi việc trở nên thuận lợi hơn.

Để cây lưỡi hổ có thể đem lại phong thủy tốt nhất, làm bùa hộ mệnh cho gia chủ mệnh Kim và Thổ, bạn cũng nên lưu ý không gian, vị trí đặt sao cho phù hợp, tránh việc ảnh hưởng đến phong thủy của toàn ngôi nhà.

Với những ý nghĩa trên, cây lưỡi hổ sẽ là một món quà rất có ý nghĩa, đem đến cho bạn bè, người thân những điều may mắn nhất trong các dịp tân gia hay lễ, tết.

Tác dụng của cây lưỡi hổ đối với sức khỏe

Lưỡi hổ là một trong những loài cây có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên các công dụng chữa bệnh của cây lưỡi hổ không phải ai cũng biết.

Lọc không khí

Nếu trồng lưỡi hổ trong nhà có rất nhiều công dụng như khiến giấc ngủ ngon hơn do cây lưỡi hổ có chức năng hấp thụ CO2 và thải ra O2 ngay cả ban đêm. Lá cây có khả năng hút bám bụi nên không khí trong nhà sẽ luôn luôn trong lành.

Làm giảm dị ứng ở da

Thân cây mọng nước, do đó, lá cây lưỡi hổ có tác dụng tương tự như lá nha đam, có tính sát khuẩn, kháng viêm. Nếu làn da bị bỏng, rộp, cháy nắng, dị ứng nổi mẩn ngứa hay bị xước do va chạm, bạn có thể cắt lá lưỡi hổ và đắp lên trên vết thương để sát khuẩn nhanh chóng, hạn chế để lại vết thâm.

Dùng làm chất sát khuẩn trên da

Do có tính sát khuẩn, một số chị em phụ nữ thường dùng gel của cây lưỡi hổ giống như sữa tắm, nước rửa tay, rửa chén để tiêu diệt vi khuẩn có hại trên da, từ đó giúp làn da căng mịn và thơm mùi chất gel trong cây.

Dùng làm nước súc miệng

Gel lưỡi hổ có tính kháng khuẩn, mùi thơm dễ chịu đi cùng đặc tính thảo dược, do đó khi sử dụng gel của cây như một dung dịch xúc miệng sẽ giúp giảm sâu răng, khử hôi miệng và trị chứng chảy máu chân răng rất tốt.

Dùng cây lưỡi hổ trị hen suyễn

Hen suyễn, căn bệnh gây ám ảnh với những người mắc phải nhất là khi thời tiết trở nên hanh khô. Để ngăn chặn cơn suyễn kéo dài, giúp việc hô hấp dễ dàng hơn, bạn có thể tận dụng ngay cây lưỡi hổ có trong gia đình.

Khi cơn suyễn đến, bạn hãy lấy một lượng gel lưỡi hổ cho vào nước sôi và hít hơi nóng bốc lên, các tinh chất chống viêm theo hơi nước bám lên niêm mạc mũi, họng, giúp cơn suyễn nhanh chóng kết thúc, bạn có thể thở một cách dễ dàng hơn.

Giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi

Khi làm việc trong không gian kín, ít không khí, có nhiều thiết bị điện tử như các tòa nhà văn phòng, cao ốc trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi, căng thẳng. Do đó, hầu hết văn phòng công ty đều lựa chọn trồng cây lưỡi hổ, giúp giảm stress, tạo màu sắc tươi mới, đem đến cảm giác thư thái, bảo vệ sức khỏe cho mọi người.

Điều trị bệnh đường tiêu hoá

Aloin, aloe-emodin và barbaloin trong lá lưỡi hổ có khả năng giúp dạ dày được cải thiện hiệu quả, kích thích tiêu hoá tốt. Có thể lấy lá cây lưỡi hổ để dùng làm nước ép uống, sẽ trị được chứng trào ngược axit, đầy hơi, khó tiêu, giảm nóng trong người.

Tác hại của cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh rất phổ biến được trồng nhiều để trang trí trong văn phòng, trong phòng khách hay thậm chí là trong phòng ngủ. Tuy nhiên, một số thông tin khuyến cáo rằng cây lưỡi hổ là cây có chứa độc tố trong lá và không nên trồng trong nhà nếu có trẻ.

Ngoài những tác dụng tốt của cây lưỡi hổ thì loại cây này vẫn có một tác hại nhỏ đó là trong lá cây có chứa độc tố. Nếu ăn phải lá cây lưỡi hổ thì sẽ có cảm giác đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Các triệu chứng trúng độc từ cây lưỡi hổ gần giống như bị rối loạn tiêu hóa thông thường. Kể cả vật nuôi như chó mèo nếu ăn lá cây lưỡi hổ cũng sẽ bị các triệu chứng tương tự. Đây có thể nói là tác hại duy nhất của cây lưỡi hổ được biết cho đến hiện nay.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ

Cách trồng cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ dễ trồng và dễ sống. Bạn có thể trồng cây lưỡi hổ bằng cách tách cây do loại cây này sinh trưởng rất nhanh, đẻ ra rất nhiều cây con nên có thể tách để trồng ra các chậu riêng biệt. Lưỡi hổ là loại cây không kén đất, có thể sống với mọi loại đất từ đất khô cằn đến đất pha cát, sỏi.

Để tăng sự phát triển tốt cho cây ta nên trồng ở đất có độ kiềm cao. Đất trồng cây có thể dùng đất thường nhưng lưu ý thoát nước tốt cho cây. Bạn cũng có thể trồng bằng cách giâm lá để tạo cây mới.

Chọn loại lá non, khỏe, màu đẹp, cắt ngang sát gốc để cây tự liền sẹo và chia lá thành các khúc khoảng 5cm. Sau đó cắm các khúc lá xuống chậu, tưới nước tạo độ ẩm để cây bén rễ. Sau khoảng 3-4 tuần, cây sẽ bắt đầu ra rễ, bạn có thể trồng sang chậu mới.

 

Một số lưu ý về cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ 

Nếu thực hiện theo đúng nguyên tắc dưới đây, bạn sẽ sở hữu được cho mình chậu cây hoàn mỹ.

  • Tưới nước

Đặc điểm của cây lưỡi hổ là có xuất thân từ vùng đất khô hạn. Do đó, cây có khả năng chịu hạn rất tốt, thường không ưa nước. Trong quá trình chăm sóc, bạn không nên tưới nước cho cây quá nhiều. Ngược lại, cây chỉ cần được tưới từ 1 tuần/lần hoặc 2 tuần/lần tùy vào điều kiện thời tiết. Khi tưới cây, bạn nên dùng bình để phun ẩm cho cây.

  • Ánh sáng

Đây vốn là loại cây ưa bóng râm, thích nơi có ánh sáng yếu thay vì thời tiết nắng gắt. Bạn nên chọn những khu vực ít nắng để trồng cây là được. Nếu cây được đặt trong nhà, bạn nên cho cây phơi nắng sau 2-3 tháng, thời gian khoảng từ 7-9h sáng.

  • Nhiệt độ và dinh dưỡng

Nhiệt độ lý tưởng cho cây phát triển là khoảng 20-30 độ. Trong những ngày mùa đông, bạn nên bổ sung thêm dinh dưỡng bằng cách bón phân để cây khỏe mạnh, phát triển. Lân được bón khoảng 3 đến 4 tháng một lần, bón thúc với vị trí cách gốc khoảng 10cm.

Những vị trí hợp phong thủy để đặt cây lưỡi hổ

PHÒNG KHÁCH

Đây là nơi đầu tiên mà mọi người bước vào khi chính thức đặt chân vào căn nhà của bạn. Phòng khách có hệ thống không khí hội tụ đủ, con người tập trung thường xuyên, tập hợp rất nhiều tài khí và của cải của con người, góp phần vào sự thuận hòa trong gia đình. Đặt cây lưỡi hổ ở đây để thu hút sự hài hòa và giàu có.

PHÒNG NGỦ

Mặc dù nhiều người thường ngại đặt cây cảnh trong phòng ngủ vì nhiều chứng minh khoa học khác nhau. Tuy nhiên, như đã nói ở phần trước, cây lưỡi hổ ban đêm không hề gây ra các vấn đề về hô hấp mà ngược lại còn bổ trợ thêm cho không gian sống và sức khỏe con người. Cây lưỡi hổ giúp lọc sạch không khí. Cây có quá trình hô hấp ngược. Ban đêm, cây sẽ nhả khí oxy cho con người hít thở, loại bỏ formaldehyde, chống các tia bức xạ. Vì thế, đặt cây lưỡi hổ trong phòng giúp cải thiện tình trạng giấc ngủ của bạn. Đồng thời, cây sẽ mang lại nhiều sự thuận lợi về sức khỏe cho gia chủ. Cũng bởi lẽ đó nên, một trong những vị trí đặt cây lưỡi hổ trong nhà cực kì đắc địa chính là phòng ngủ!

BAN CÔNG

Ban công vị trí đặt cây lưỡi hổ trong nhà cực kì đắc địa cho những căn hộ cao tầng, chật hẹp

Ban công thường là nơi chúng ta đặt chân đến để tìm thấy sự thoáng mát, nghỉ ngơi, thư giãn, nhất là đối với những tòa nhà cao tầng, chung cư chật hẹp,… Việc biến ban công thành một vị trí đặt cây lưỡi hổ trong nhà cực kì đắc địa chính là cách tạo nên những điểm sống xanh, sống khỏe trong chính không gian sống của gia đình bạn. Ban công là nơi có vừa đủ ánh sáng, không khí và nhiệt độ vừa phải rất tốt cho sự sinh trưởng của cây trồng đồng thời giúp tích trữ khí cho con người hít thở. Cứ mỗi buổi sớm thức dậy, ra ban công ngắm cảnh mặt trời lên. Hoặc mỗi buổi chiều tan ca, vừa nhâm nhi tách cà phê, tách trà,… vừa ngắm nhìn một ban công rực rỡ sắc xanh…

BÀN LÀM VIỆC

Một chậu cây lưỡi hổ nhỏ xinh đặt trên một góc nhỏ xinh ngay bàn làm việc sẽ tạo nên cảm giác thoải mái, mát mẻ, dễ chịu cho bạn. Đồng thời, cây có tác dụng hút các tia tử ngoại, các chất phóng xạ phát ra từ máy tính, điện thoại, máy lạnh, tivi. Với những ưu điểm này, công việc của bạn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

SÂN VƯỜN

Nên trồng cây lưỡi hổ trong chậu đá màu trắng cao, không có họa tiết, làm như vậy sẽ tôn lên màu vàng trộn lẫn màu xanh tươi của cây, giúp cho dáng cây thanh cảnh, sang trọng hơn. Đặt cây lưỡi hổ ở sân vườn giúp xua đuổi vận khí xấu trước khi người lạ bước vào trong nhà gia chủ, đồng thời làm cho khu vườn của bạn nhiều màu sắc và mát mẻ hơn

Đặc biệt, cây có tác dụng rất tốt trong việc hút các loại khí gây ung thư cho con người theo nghiên cứu của Nasa, cây cũng được xếp vào top các loại cây lọc không khí tốt nhất thế giới cho nên việc đặt cây lưỡi hổ ở mọi ngóc ngách trong nhà bạn cũng là một lựa chọn tuyệt vời, tối ưu và mang lại nhiều tiện ích.

Qua bài viết trên Gạo Phương Nam đã cung cấp được một phần nhỏ kiến thức đến với các bạn , hy vọng rằng các bạn sẽ biết cách chăm sóc cũng như vị trí đặt cây lưỡi hổ ở góc thích hợp trong căn nhà nhỏ xinh của mình để làm sao tôn lên được vẻ đẹp đặc trưng của loài cây này.

 Nguồn: Gạo Phương Nam

Bài viết khác

Bông cải xanh là gì? Những lợi ích của bông cải xanh mang cho sức khỏe

Những món quà tặng tết ý nghĩa cho sức khoẻ trong dịp tết Nguyên Đán 2024

Trong vô vàn những món quà Tết, những món quà tốt cho sức khoẻ vẫn luôn không bao giờ lỗi thời và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau

Cùng cơm gạo lứt tím Ms Slim giảm 5cm vòng eo đón Tết Nguyên Đán

Cùng khám phá thực đơn giảm 5cm vòng eo trong 1 tháng với cơm gạo lứt tím nấu sẵn Ms Slim của chuyên gia ẩm thực Giang Vũ do chính chị kiểm nghiệm để thật xinh đón Tết

Hướng dẫn cách sử dụng yến mạch giảm cân

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giảm cân được áp dụng và được quảng cáo một cách rầm rộ. Tuy nhiên, bất kỳ phương pháp giảm cân có sự can thiệp bằng hóa chất nào cũng gây ra một số tác dụng phụ nhất định. Do đó, bạn cần tìm đến các phương pháp giảm cân có nguồn gốc từ thiên. Trong bài viết này, Gạo Phương Nam sẽ gửi đến các bạn một số mẹo giảm cân bằng yến mạch nhé!

Tác Dụng Của Yến Sào Trong Việc Giảm Cân

Hướng Dẫn Cách Làm Trân Châu Bằng Bột Năng

Những câu hỏi thường gặp về gạo lứt tím than, gạo lứt đỏ Sóc Trăng

Gạo lứt có tốt cho sức khoẻ không? Gạo lứt có phải là gạo 6 tháng? Gạo lứt tím than với gạo nếp than có giống nhau không? Gạo lứt đỏ có phải là gạo huyết rồng?

Tìm hiểu về 2 dòng gạo thơm Campuchia (Phka Romdoul) và gạo Thái Lan (Hom Mali)

Nếu Việt Nam có gạo Ông Cua nổi tiếng với dòng gạo thơm ngon thượng hạng, vậy gạo Thái Lan và gạo Campuchia có gì khác biệt so với gạo ST25 không?

Hành trình 13 năm cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới

Tìm hiểu về kết quả cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới qua 13 năm, nhằm hướng đến mục tiêu tìm hướng đi và xu hướng cho thị trường lúa gạo

Gạo Ông Cua tiếp tục lọt top Gạo Ngon thế giới năm 2022

Giữ vững chất lượng gạo ngon, gạo Ông Cua tiếp tục lọt top Gạo ngon nhất thế giới năm 2022 diễn ra tại Phuket, Thailan do The Rice Trader tổ chức