Tìm hiểu về bệnh Cao Huyết Áp với bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Phần 1)

Đặt và giao hàng tận nơi: 0909 34 99 88

Tìm hiểu về bệnh Cao Huyết Áp với bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Phần 1)
Ngày đăng: 21/09/2022 10:33 AM

    Bệnh cao huyết áp là gì? 

    Bệnh cao huyết áp

    Theo bác sĩ Lương Lễ Hoàng, cao huyết áp là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm của thời đại. Qua buổi chia sẻ, bác sĩ Lương Lễ Hoàng đã chỉ ra những điểm quan trọng nhất trong bệnh cao huyết áp với gốc nhìn của một thầy thuốc Tây Y.

    Tìm hiểu thêm: Bác sĩ Lương Lễ Hoàng là ai?

    Định nghĩa về huyết áp

    Huyết áp trên thực tế nó là gì? Hiện nay, với một dụng cụ phức tạp, người ta có thể đo được sức co bóp của trái tim. Nhưng mà người ta có thể dùng 1 cái trị số mà nó phản ảnh lại gián tiếp chức năng có bóp của trái tim đó thì trị số đó gọi là huyết áp.

    Huyết áp là viết tắt của áp lực tĩnh học trong hệ thống huyết mạch.

    Bệnh cao huyết áp là một trong các bệnh nguy hiểm của thời đại

    Huyết áp Trương Tâm là gì?

    Sau khi mạch máu nó phình ra rồi thì nó phải co trở lại để nó cho lượng máu ở điểm đó bước qua điểm kế tiếp. Như vậy lực mạch máu nó co trởi lại đó, nếu nó dẻo nó sẽ co tốt, nếu nó chay cứng, nó sẽ co không được nhiều. 

    Điểm chổ mạch máu nó xẹp xuống là lúc trái tim nở phình ra để nó hút máu. Do đó lực mạch máu đè trở lại tương xứng với thời kỳ trái tim giãn ra. 

    Huyết áp đó gọi là huyết áp TRƯƠNG TÂM, phản ánh độ đàn hồi của mạch máu.

    Huyết Áp tâm thu va huyết áp trương tâm

    Huyết áp Thu Tâm là gì?

    Mình chứ hệ thống mạch máu mình nó giống như ống cao su vậy, nó đàn hồi. Khi trái tim co lại để đẩy máu đi thì bắt buộc mạch máu phải phình ra ở một điểm nào đó. Và khi nó phình ra như vậy mà mình đo được cái lực của nó phình ra thì người ta biết một cách gián tiếp hồi nãy trái tim đẩy đi mạnh hay yếu.

    Huyết áp đó gọi là huyết áp THU TÂM, phản ảnh lực bóp của trái tim.

    Tiêu chí xác định định TĂNG HUYẾT ÁP theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Quốc Qia về chuẩn đoán và điều trị bệnh cao huyết áp.Tiêu chí xác định tăng huyết áp dựa trên đo huyết áp phong khám, đo huyết áp lưu động (ABPM) và đo huyết áp tại nhà (HBPM). Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Quốc gia về chẩn đoán và điều trị bệnh cao huyết áp.

     

    Thu tâm/ Trương tâm, (mmHg)

    Huyết áp phòng khám

    ≥140 và/ hoặc ≥90

    Theo dõi huyết áp lưu động (HALĐ)

     

    Trung bình 24h

    ≥130 và/ hoặc ≥80

    Trung bình ban ngày (hoặc lúc thức)

    ≥135 và/ hoặc ≥85

    Trung bình ban đêm (hoặc lúc ngủ)

    ≥120 và/ hoặc ≥70

    Theo dõi huyết áp tại nhà

    ≥135 và/ hoặc ≥85

    Huyết áp Thu Tâm và Trương Tâm, cái nào quan trọng hơn về mặt bệnh lý?

    Trong bệnh cao huyết áp, người dân xưa nay người ta hay thiếu xót là người ta chỉ quan tâm vào trị số huyết áp thu tâm (tức là số lớn).

    Người ta quên đo hay có đo mà người ta không có ghi nhớ con số huyết áp trương tâm (con số nhỏ). 

    Đọc thông số huyết áp khi đo huyết áp

    Hai con số đó, con số nào quan trọng hơn về mặt bệnh lý trong bệnh cao huyết áp? 

    Trả lời: Trong bệnh cao huyết áp thì Huyết áp trương tâm quan trọng hơn.

    Khi trái tim co bóp nó ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố ví dụ như cảm xúc, người ta đói quá, người ta no quá, có thể người ta mới vừa vận động,…thì huyết áp thu tâm có thể tăng nhưng nó không phản ảnh tình trạng bệnh lý, nó chỉ phản ảnh tình trạng hoạt động của cơ thể vào thời điểm người ta đo.

    Một người cao 1.8m sẽ khác huyết áp thu tâm của một người chỉ cao 1.5m. Một người lớn tuổi bắt buộc huyết áp thu tâm cao hơn người còn trẻ. Như vậy huyết áp thu tâm không thể là 1 hằng số được mà nó có thể dao động.

    Quy luật đơn giản để kiểm tra bệnh cao huyết áp.

    Lấy (huyết áp thu tâm chia đôi + 10) ra huyết áp trương tâm hầu như lý tưởng.

    Nếu tôi có huyết áp thu tâm 140mmHg, thì (140/2+10) = 80mmHg. Huyết áp tôi đo được của bệnh nhân 140/80 mmHg, thì đây là huyết áp bình thường.

    Bây giờ 1 người 70 tuổi, huyết áp thu tâm của người ta thường là 160 thì (160/2+10) = 90. Vậy huyết áp 160/90 đối với người 70 tuổi thì vẫn trong ngưỡng an toàn.

    Còn nếu 1 người khoảng 40 tuổi, đo huyết áp ra 130/100, thì đó là 1 huyết áp bịnh lý, đòi hỏi phải được điều trị tức khắc, chứ không phải mình điều trị bệnh nhân dựa trên huyết áp thu tâm.

    Nếu bệnh nhân có huyết áp thu tâm 160, huyết áp trương tâm 80, việc điều trị cũng đơn giản vì làm cho huyết áp thu tâm giảm xuống, nó không khó. Ta có thể an thần, lợi tiểu thì huyết áp thu tâm xuống. Nhưng một khi huyết áp trương tâm tăng rồi thì việc điều trị của nó không phải đơn giản. 

    Do đó huyết áp trương tâm bao giờ cũng quan trọng hơn huyết áp thu tâm. Trên thực tế khi mình đo huyết áp, chỉ chú trọng huyết áp thu tâm.

    Huyết áp trương tâm phản ảnh cái gì trong bệnh cao huyết áp? 

    Nó phản ánh mức độ dẻo dai của mạch máu.

    Nếu mạch máu mình còn tốt, còn dẻo dai, chưa bị chai cứng, chưa bị xơ vữa thì huyết áp trương tâm nó phải tốt.

    Huyết áp trương tâm cũng thể tăng vì cảm xúc vì đói nhưng huyết áp trương tâm bắt buộc phải tăng vì mạch máu không còn dẻo dai.

    Nếu một người bị tăng về huyết áp thu tâm nhưng mà huyết áp trương tâm vẫn tốt thì tuyên lượng của người đó vẫn tốt hơn là người không tăng huyết áp thu tâm mà tăng huyết áp trương tâm.

    Nói cách khác, một người đến với mình với huyết áp đo được 160/80 mmHg (Theo định nghĩa, huyết áp thu tâm trên 140 mmHg, huyết áp trương tâm trên 90 mmHg thì gọi là bệnh cao huyết áp) thì sẽ tốt hơn 130/90 mmHg vì huyết áp trương tâm 80mmHg dưới ngưỡng 90mmHg (ngưỡng bịnh lý).

    Chỉ số mạch máu có ý nghĩa gì? 

    Trên máy đo huyết áp nó hiện lên cái mạch, rất nhiều bệnh nhân mất bình tĩnh vì biết “mạch của tôi sao nhanh quá”. Mạch trên thực tế không có nhiều ý nghĩa bệnh lý trừ khi người ta đó nó bằng điện tâm đồ để thấy dạng nó đều hay không hoặc là loạn nhịp.

    Mạch người ta thường giao động từ 50 đến 150. Người chơi thể thao, mạch người ta có thể lên 150 và không diễn tả ý nghĩa bệnh lý. Bệnh lý khi nào mạch rất nhanh hay rất chậm sau 1 thời gian ngồi nghỉ 30 phút mà mạch không trở lại bình thường thì khi đó mới gọi là bịnh lý.

    Như vậy một người cảm xúc, lo lắng, bực dọc gì đó mới ăn xong, mạch lên 120, điều đó không có nghĩa là bệnh lý. Nếu người ta nghĩ đàng hoàng 30 phút mà đo lại mà mạch vẫn là 110, 120 thì khi đó có ý nghĩa bệnh lý.

    Nên trong bệnh cao huyết áp, phải luôn luôn lưu ý huyết áp trương tâm rồi đến huyết áp thu tâm, đừng để ý mạch quá nhiều trừ khi mình nhìn lên điện tâm đồ thấy có rối loạn nhịp tim.

    Tại sao mình cần theo dõi huyết áp trong điều trị bệnh cao huyết áp?

    Trả lời: vì nó là dấu hiệu sinh tồn.

    Khoảng cách giữa huyết áp Trương tâm và huyết áp Thu tâm trong bệnh cao huyết áp. 

    Khi nào huyết áp thu tâm trên 140, huyết áp trương tâm trên 90 thì theo định nghĩa là cao huyết áp.

    Trên thực tế người ta xem khoảng cách giữa thu tâm và trương tâm “càng thu hẹp” thì bệnh cao huyết áp càng nặng.

    Ví dụ: 

    Bệnh nhân số 01: có huyết áp 170/80 (khoảng cách 170-80=90).

    Bệnh nhân số 02: có huyết áp 130/90 (khoảng cách: 130 – 90 = 50).

    Theo quy luật trên thì: bệnh nhân số 01 ít bị nguy hiểm nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não hơn bệnh nhân số 02. Vì khoảng cách 90 RỘNG HƠN khoảng cách 50.

    Vì sao mình phải theo dõi cả 2 trị số huyết áp: thu tâm và trương tâm trong bệnh cao huyết áp?

    Nếu 1 người mà mình thấy huyết áp thu tâm của họ tăng lên thì đầu tiên hết mình phải tìm hiểu có lý do gì khiến trái tim đập nhanh lên hay không? Đây có phải là dấu hiệu xấu hay không? 

    Nếu trái tim còn có khả năng bù trừ, ví dụ mình cần chơi thể thao, trái tim mình đập nhanh hơn, nếu mình đo huyết áp ngay lúc đó thì huyết áp thu tâm nó tăng lên, nó không có hại gì hết, chứng tỏ trái tim có khả năng bù trừ với nh cầu của cơ thể. Mà nếu chơ thể thao mà huyết áp thu tâm không tăng lên thì đó mới là bịnh lý.

    Nếu huyết áp trương tâm tăng thì cách mấy cũng đã có tình trạng sơ vữa mạch máu, mạch máu mất đi tính dẻo dai bình thường, nếu mạch máu đó ở não bộ thì xảy ra tai biến mạch máu não, nếu xảy ra mạch máu đó ở thành tim thì xảy ra nhồi máu cơ tim. Huyết áp trương tâm mới là yếu tố quyết định.

    Nếu người ta đã bị cao huyết áp mà mình đã cho thuốc thì chuyện gì xảy ra?

    Thì sau đó hầu như mình không thể gián đoạn điều trị được. Đây là 1 điểm quyết định rất quan trọng, đặc biệt phía Tây Y. Nếu đã cho thuốc rồi thì không thể ngưng được nữa.

    Chính vì thế phải quyết định chính xác: bệnh nhân thật sự có cần uống thuốc hay không. Hay bệnh nhân chỉ ở trong cái ngưỡng mà mình có thể can thiệp được, không cần uống thuốc để tránh trường hợp về sau mình phải áp dụng thuốc suốt đời cho bệnh nhân.

    Nếu dựa trên tiêu chuẩn như những dấu hiệu chủ quan: đầu choáng, mắt hoa, tim đập nhanh…thì có đến 60% bệnh nhân bị tai biến mạch máu não do cao huyết áp mà không có các triệu chứng đó.

    Mình dựa trên những tiêu chuẩn khách quan mà bệnh nhân có nói dối cũng không được. Đơn giản nhất là đo huyết áp.

    Do đó, muốn trị chứng bệnh cao huyết áp thì đầu tiên thầy thuốc phải biết cách đo huyết áp. Nếu mình đo sai, ra kết quả sai, mình diễn dịch dựa trên kết quả đó thì rất là nguy hiểm.

    Hiện nay các máy đo huyết áp tự động rất tốt. Trường hợp mình nghi ngờ thì vẫn phải sử dụng phương pháp đo bằng tay. Nhiều khi phải kết hợp cả 2 phương pháp. Vì đây là quyết định rất quan trọng: bệnh nhân có bị bệnh cao huyết áp hay không.

    Trong trường hợp nào mình dám kết luận: bệnh nhân bị bệnh cao huyết áp?

    Nếu bệnh nhân thật sự không bị cao huyết áp thì mình không cần can thiệp bằng thuốc.

    Nếu đo huyết áp của bệnh nhân là 150/100, thì có kết luận: bệnh nhân bị bệnh cao huyết áp hay chưa? 

    Đo huyết áp

    Trả lời: CHƯA. 

    Vì huyết áp dao động trong ngày, vì huyết áp bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong lúc cảm xúc, nếu mà huyết áp thu tâm tăng lên 150 thì huyết áp trương tâm bị ảnh hưởng của huyết động học có thể bị kéo lên 100, nhưng 1 lát nó sẽ rơi xuống.

    Ngay thời điểm đó mà mình chỉ đo có 1 lần thôi mà mình kết luận “bệnh nhân bị cao huyết áp” thì sẽ có một số lượng bệnh nhân mà hiện nay đang xảy ra: là bị điều trị một cách oan uổng.

    Phải đo huyết áp nhiều lần trong ngày. Thường thì bệnh nhân có máy đo, biết cách đo thì họ tự đo ở nhà. Còn không nữa thì thầy thuốc phải đo nhiều lần trong ngày, ít nhất 3 ngày như vậy, không cần bắt buộc liên tục.

    Người ta sẽ xem bệnh nhân trong 2/3 số lần đo đó có bị cao huyết áp hay không. Nếu anh chưa có được tiêu chuẩn đó thì đừng vội vã cho người ta thuốc cao huyết áp mà nên sử dụng các liệu pháp khác làm sao cho bớt co thắc mạch máu, làm sao cho bệnh nhân thư giản, làm sao cho bệnh nhân đi tiểu được.

    Sau 1 thời gian đó thì kiểm soát lại huyết áp. Chứ đừng kết luận vội vàng sau khi đo có 1 lần.

    Vì kết luận đó, sử dụng cho Tây Y hay Đông Y cũng vậy, nên nhớ là khi mình cho bệnh nhân 1 thứ thuốc để hạ huyết áp, để ổn định lại được huyết áp thì nó không khó. Cái khó là sau đó vì bệnh nhân không hiểu, ngay cả thầy thuốc cũng không hiểu, khuyên bệnh nhân ngưng thuốc khi thấy huyết áp bình thường.

    Khi bệnh nhân ngưng thuốc, mất hết tác dụng đó của thuốc, huyết áp có thể vọt lên bất ngờ, và đó là lý do tại sao có nhiều người bị tai biến mạch máu não. Là vì sau khi thấy tôi ổn định, uống thuốc hoài tốn tiền quá, mất công quá nên không uống nữa. Chính lúc không uống nữa, gặp 1 cảm xúc nhỏ, 1 vận động nhỏ của cơ thể thì huyết áp vọt lên đưa đến tai biến mạch máu não hoặc nhồi máu cơ tim.

    Như vậy muốn xác minh là một người bị cao huyết áp thì không thể dựa vào việc đo 1 lần và dựa vào việc không đo lần nào (vì dựa vào những triệu chứng lâm sàng: thấy bệnh nhân tăng huyết áp trương tâm, tăng chất mỡ trong máu, bị phù nề hạ chị, bị xuất huyết ở đáy mắt).

    Bệnh nhân bị phù nề hạ chi không nhất thiết họ bị bệnh cao huyết áp, có nhiều nguyên nhân để người ta bị phù.

    Ngay cả bệnh nhân bị tăng huyết áp trương tâm đi nữa, nếu có lý do gì đó khuyến bệnh nhân bị co thắc mạch máu, chẳng hạn sử dụng thuốc ức chế phó giao cảm, lạm dụng thuốc.

    Dấu hiệu khách quan nhất mà không thể nói dối được chính là người ta xem đáy mắt. Như vậy dù 1 thầy thuốc Đông Y khi có bệnh nhân bị bệnh cao huyết áp cũng nên gửi bệnh nhân đó đến khám ở một bác sỹ mắt.

    Như vậy thầy thuốc Đông Y hay Tây Y gì cũng vậy, phải dựa trên tiêu chí khách quan. Về điều trị bệnh cao huyết áp, muốn biết đúng hay không, hay dở đều phải xem hình của đáy mắt. Nên chụp cái hình đáy mắt đó như 1 hình chuẩn và giữ đó. Sau 6 tháng, mình có chụp hình mới thì đem so với hình cũ thì mới biết là bịnh tốt hay xấu, khá hơn hay tệ hơn và tiên lượng ra sao. 

    Giống như bệnh phổi vậy đó, mỗi năm bịnh nhân đều đi khám sức khỏe, rồi đem bỏ tấm hình đi thì rất uổng, vì người ta muốn biết cái hình phổi của anh 1 năm về trước. Vì tôi có tấm hình bất thình lình trước mặt, trên đó có dấu hiệu lao phổi, làm sao tôi biết được là cái “lao tại chổ” hay cái “lao đang tiến triển” nếu tôi không có tấm hình trước đó.

    Trong bịnh nhân cao huyết áp cũng vậy, cuốn sổ đo cao huyết áp trước đó phải có để mình đánh giá trước – sau, đừng đánh giá bệnh nhân trên thời điểm người ta đến khám bệnh với mình.

    Ví dụ hôm nay, mình đo huyết áp được 140/100, mình đừng kết luận là xấu hay tốt nếu huyết áp của bệnh nhân tuần trước là 130/80 thì bây giờ là xấu, còn nếu tuần trước, huyết áp của người là là 150/100, bây giờ mình chữa còn 140/100 thì là tốt. Như vậy vấn đề trong điều trị bệnh cao huyết áp là mình phải so sánh như vậy.

    Các nguyên tố liên quan đến bệnh Cao Huyết Áp

    Nguyên tố sắt (Fe)

    Có lợi cho bệnh cao huyết áp vì nó cần tiến có tiến trình biến dưỡng dưỡng khí.

    Nguyên tố sắt Fe

    Người bệnh cao huyết áp, người bịnh tim rất cần dưỡng khí nhưng khoáng tố sắt không nên vượt quá định mức bình thường đó. Do đó bịnh nhân choáng váng, hoa mắt nên cho liền bệnh nhân thuốc bổ có sắt là “một quyết định sai”. 

    Nếu bịnh nhân không thiếu sắt thì không nên cho bịnh nhân uống sắt. Người ta không cần bổ sung chất sắt cho bệnh nhân không thiếu sắt.

    Ngược lại, khoáng tố kẽm thì người ta cần bổ sung ngay cả cơ thể chưa thiếu kẽm vì khoáng tố kẽm bị tiêu thụ rất nhanh. Hai ngày mà mình không ăn uống gì chất kẽm thì mình thiếu kẽm rồi.

    Trong khi khoáng tố sắt không dễ vậy đâu trừ khi người ta bị thiếu máu do xuất huyết dai dẵn trên đường tiêu hóa, bị rong kinh mà người ta không biết, không để ý, hay người ta bị sốt rét,…thì người ta mới cần. Thiếu thì phải bổ sung. Nếu mà mình không thiếu mà mình đưa một chất vào thì chất sắt sẽ tích lũy lại trong gan và tích lũy chất sắt đó là hình thức nhiễm độc. Như vậy không cần thiết cho thuốc bổ gọi là thuốc bổ máu mà có sắt một cách tự động mà chỉ dùng nó khi nào đúng chỉ định. 

    Trong bệnh cao huyết áp, khoáng tố nào trong chế độ dinh dưỡng sẽ bất lợi cho bệnh nhân?

    Khoáng tốt NatriTương đối bất lợi cho bệnh cao huyết áp.

    Khoáng tố Natri

    Vì nó là muối ăn và giữ nước cho cơ thể. Quan điểm ăn lạc tuyệt đối hiện nay không còn áp dụng ở các nước Âu – Mỹ. Xưa nay, người ta cấm bệnh nhân ăn mặn hoặc ăn lạc tuyệt đối khi thấy bịnh nhân có bịnh tim hay bệnh cao huyết áp. Sau nhiều công trình nghiên cứu kéo dài 20 năm làm thống kê, người ta thấy gì? Người ta thấy bịnh nhân an lạc tuyệt đối cũng không khá gì hơn.

    Ngược lại người ta thấy bịnh nhân vừa bị nhồi máu cơ tim xong nhưng trong quá trình điều trị phục hồi, người ta cho bệnh nhân ăn 1 chút muối thì những người đó ít bị biến chứng hơn những người bị bắt ăn lạt.

    Muối một mặt nó đúng giữ nước nhưng vì ngày xưa mình không có thuốc tốt do đó bắt bệnh nhân phải ăn lạc. Bây giờ các loại thuốc trợ tim, hạ áp tốt hơn ngày xưa nhiều, do đó người ta không cần bắt bệnh nhân ăn lạc. Thêm 1 điểm nữa là những bịnh nhân xưa nay bị bắt ăn lạt, tỷ lệ bị bịnh khác là nhiều hơn nhóm bị nhân vì chịu không nổi nên hết nghe lời thầy thuốc (quyết định là tôi ăn mặn hơn 1 chút).

    Điển hình là bệnh Alzheimer, người ta nhận ra là số lớn trong đó  là những đối trường mà chính trước đó trước đó thì bị thầy thuốc cấm ăn mặn. Khi thiếu muối trầm trọng như vậy thì các dẫn truyền thần kinh trong não bộ nó không hoạt động được. Do đó tín hiệu nó không chạy qua “bộ nhớ”, kết quả là nó “bôi xóa” hết thì người ta bị quên hết. Số bệnh nhân vì không nghe lời thầy thuốc, lén ăn mặn, số đó lại khỏe mạnh hơn số tuân thủ lời của thầy thuốc. “Đọc kỹ tờ hướng dẫn trước khi sử dụng” nhưng “khi sử dụng thì đừng làm y như tờ hướng dẫn”.

    Các sinh tố mà cần thiết cho người bị bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp là sinh tố nào là cần thiết? 

    Acid Folic (Vintamin B9)Rất cần cho bệnh nhân bị bệnh cao huyết áp

    Vitamin B9

    Sinh tố mà trước đây người ta chỉ tưởng chỉ cho phụ nữ mang thai thôi. Giờ với kiến thức mới, người ta thấy acic folic nó còn cần cho đàn ông hơn nữa. Tại sao?

    Có 2 lý do

    - Nếu có đủ acid folic thì chất mỡ nó không có bám lên thành mạch máu được, do đó người ta không bị xơ vữa mạch máu. 

    - Và có đủ aci folic thì nó sẽ tạo ra đủ nội tiết tố testosterone (là thành phần nội tiết tố không thể thiếu trong quá trình sản sinh ra tinh dịch ở phái mạnh, giúp hỗ trợ cho sự chuyển động và di chuyển của tinh trùng. Nam giới suy giảm testosterone có thể nhận thấy lượng tinh dịch xuất ra sau khi quan hệ thường sẽ có dấu hiệu giảm đi). Thật sự đàn ông cũng cần acid folic không thua vì đàn bà, thậm chí còn phải cần hơn nữa trong bối cảnh cuộc sống căng thẳng hiện nay. 

    Sinh tố C:  

    Sinh tố C giúp bảo vệ thành mạch máu đừng có bị chai cứng trong bệnh cao huyết áp. 

    Sinh tố C

    Sinh tố E

    Có lợi cho bệnh cao huyết áp vì sinh tố E làm cho máu bị loãng. Theo Đông Y thì nó là sinh tố giúp cho hoạt huyết.

    Thế nào là pH máu?

    pH máu là gì? Máu có tính kiềm tốt hay tính chua tốt? 

    Trong môi trường, người ta phải xác định nó có tính toang (axit) hay tính kiềm (bazơ). Chỉ số mà nó chạy từ axit sang bazơ từ 0 đến 14. Vị trí số 7 là vị trí trung tính, 2 bên bằng nhau.

    Minh họa pH của máu

    pH rất quan trọng là vì đúng pH đó thì phản ứng mới xảy ra. Nếu tôi có phản ứng: A găp B tạo ra chất C, nó không luôn luôn diễn ra tự động như vậy mà nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố pH. Nếu phản ứng đó, nó chỉ xảy ra trong môi trường toang thôi, nếu tôi biến cái pH trong môi trường kiềm thì phản ứng đó không xảy ra hoặc thậm chí phản ứng xảy ra ngược lại, hay phản ứng xảy ra mà nó sinh ra một chất gì đó có hại

    Trong cơ thể con người cũng vậy, mình ăn uống thức ăn, nó vô cơ thể thì phải biến dưỡng tạo ra nhiều chất. Có chất tốt gọi là dưỡng chất, có chất xấu gọi là độc chất. Các chất đó cũng vậy, hoặc nó có tính acid (tính toang), hoặc nó có tính baz (tính kiềm).

    Thế thì trong một cơ thể khỏe mạnh thì mình pH máu 7.35 (hơi kiềm 1 chút).

    Máu phải kiềm (máu mình vị nó phải mẵn mẵn một chút chứ nó đừng chua).

    Nếu nó chua thì đủ thứ bệnh xảy ra

    Tại sao máu của mình trở nên bị chua? 

    Máu của mình trở nên chua

    Có rất nhiều nguyên nhân:

    Khi máu bị chua thì dễ bị cao huyết áp. Như vậy phải giữ cho pH máu đừng rớt vào chua, hơi kiềm 1 xíu.

    Nếu quá kiềm cũng không được, bịnh cũng ác liệt.

    Thông thường đa số máu không còn kiềm như mong muốn mà rơi qua phía chua đi.

    Hiện nay, tại sao máu của mình có huynh hướng hơi bị chua đi?

    Có nhiều người có quan điểm: “để cho máu tôi không bị chua thì tôi không ăn chất chua.” Quan điểm này SAI. Các chất mình ăn có khẩu vị chua như có trong cái cây, rau quả chẳng hạn. Những chất đó khi vào cơ thể được biến dưỡng thành chất kiềm. Do đó, mình phải ăn nhiều trái cây và rau quả nếu mình muốn máu mình không bị chua. Ngược lại mình ăn các món ngọt (bánh kẹo), món béo (mỡ thịt),..những món đó khi vào cư thể được nó biến dưỡng thành ra acid, trở thành chất chua. 

    Khi bị căng thẳng tin thần, stress nó sẽ làm cho tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng hoạt động quá lố như vậy sẽ biến máu mình thành chua. Đó là những yếu tố cần khắc phục để đưa máu trở lại trạng thái của pH kiềm. 

    Viết lại phụ đề từ Video: Phan Thành Hiếu

    Kiến thức sức khoẻ từ bác sĩ Lương Lễ Hoàng
    » Bệnh Cao Huyết Áp 
    » Bệnh Tiểu Đường.
    » Bệnh đau dạ dày.

    Anh Phan Thành Hiếu cùng bác sĩ Lương Lễ Hoàng

    CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

    Chia sẻ:
    0
    Zalo
    Hotline