Nét Văn Hóa Ẩm Thực Ngày Tết Giữa Các Vùng Miền Tại Việt Nam

Đặt và giao hàng tận nơi: 0909 34 99 88

Nét Văn Hóa Ẩm Thực Ngày Tết Giữa Các Vùng Miền Tại Việt Nam
Ngày đăng: 31/10/2022 10:37 PM

    Văn hóa Việt Nam vốn có sự đa dạng giữa các dân tộc anh em, giữa các vùng miền với nhau. Do đó, ẩm thực ngày Tết cũng mang trong mình sự đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, sự đa dạng không đồng nghĩa với sự khác biệt. Tức là dù ẩm thực có nhiều cách thể hiện khác nhau, những món ăn khác nhau, cách chế biến cũng có thể không giống nhau, song đều hướng về những giá trị văn hóa truyền thống chung của đất nước. Sự khác biệt này góp phần làm ẩm thực Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng. Bài viết hôm nay, gạo Phương Nam chúng tôi sẽ đề cập đến các bạn những điểm khác biệt trong ẩm thực ngày tết qua các vùng miền!

    1. Những giá trị văn hóa thể hiện qua ẩm thực ngày Tết ở nước ta

    Văn hóa Việt Nam vốn được biết đến là có sự đa dạng giữa các dân tộc anh em, giữa các vùng miền với nhau. Ẩm thực ngày Tết cũng vậy. Nhưng đó là sự đa dạng trong thống nhất, tức dù có nhiều cách thể hiện khác nhau, những món ăn khác nhau, cách chế biến cũng có thể không giống nhau, song đều hướng về những giá trị văn hóa truyền thống chung của đất nước.

    Có thể nói, Tết chính là thời điểm thích hợp nhất để bất kỳ một du khách quốc tế nào muốn tìm hiểu về văn hóa của Việt Nam. Bởi lẽ, người Việt rất coi trọng tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên và Tết là dịp thể hiện rõ nét nhất điều này. Cụ thể như kéo dài từ 23 tháng Chạp là ngày cúng ông Táo về chầu trời, 25 tháng Chạp cúng đưa ông bà, ngày 30 Tết sẽ là cúng rước ông bà (hay còn gọi cúng tất niên) và cúng giao thừa, cho đến lễ cúng trong 3 ngày Mồng 1, Mồng 2, và Mồng 3 Tết.

     Và mỗi ngày như thế dù, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ khác nhau để phù hợp với ý nghĩa riêng của từng ngày. Nhưng dù thế nào đi nữa, ẩm thực ngày Tết đều mang ý nghĩa tỏ lòng thành kính của con cháu dâng lên tổ tiên, ông bà đã khuất, khấn vái mời ông bà về sum vầy với gia đình đôi ba ngày Tết, cũng như cầu mong tổ tiên phù hộ xua tan điều xấu và mang đến may mắn trong năm mới.

    Sự thống nhất trong văn hóa ẩm thực ngày Tết Việt nam được thể hiện qua ý nghĩa và những giá trị tinh thần mà từng món ăn đại diện. Chẳng hạn, màu xanh và màu đỏ được chọn làm màu sắc chủ đạo tượng trưng cho may mắn, tài lộc. Mâm cỗ thường nhất quán có 4 đĩa – 4 món hoặc 6 đến 8 đĩa – 8 món tượng trưng cho bốn mùa hoặc vạn lộc, ngăn chặn những điềm không may trong năm mới.

    Bên cạnh đó, mâm ngũ quả cũng là một điểm độc đáo của ẩm thực ngày Tết. Tùy vào từng vùng miền sẽ có cách bày trí mâm ngũ quả khác nhu. Chẳng hạn đối với người miền Bắc sẽ bày biện các loại như quất, bưởi, cam, chuối hay phật thủ… Trong khi đó, người Nam lại bày mâm quả theo ý nghĩa đậm chất dân gian, mộc mạc là mãng cầu, quả dừa xiêm, đu đủ, xoài. Ngầm hiểu là mong muốn năm mới thuận lợi, như ý, cầu dừa (vừa) đủ xài (xoài). Những đặc điểm này là bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời vào dịp Tết Nguyên Đán được người Việt gìn giữ từ bao đời nay.

    2. Ẩm thực ngày Tết miền Bắc - Tinh tế và khéo léo

    Theo phong tục chung, ẩm thực ngày Tết của người Việt Nam nhất thiết phải có mâm cỗ với các món ăn đặc biệt mà ngày thường ít có. Mâm cỗ phải thịnh soạn, hấp dẫn với đầy đủ màu sắc như màu xanh của bánh chưng, màu đỏ tươi của xôi gấc, canh măng vàng, đĩa giò lụa hồng,… để tạo nên mâm cỗ cổ truyền đậm đà bản sắc Việt.

    Ẩm thực miền Bắc thường có đặc điểm không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác. Chủ yếu ẩm thực vùng này sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Sử dụng nhiều các món rau. Hay dùng các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến… Thế nhưng nhìn chung, do truyền thống xa xưa có nền nông nghiệp không phát triển cao do đó văn hóa ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh hành các món ăn có nguyên liệu chính là thịt, cá.

    Đặc biệt, mâm cỗ Tết của người miền Bắc bao giờ cũng thể hiện sự tinh tế và khéo léo. Những món ăn được chú trọng hình thức, phối hợp hài hòa giữa những món nước và món khô, giữa thịt và rau. Trong đó, mâm cỗ của người Hà Nội được đánh giá là bài bản và giữ được nét cổ truyền của người Việt. Bánh chưng xanh là linh hồn của ngày Tết cổ truyền, thể hiện tinh hoa đất trời qua bàn tay khéo léo của con người. Trên bàn thờ tổ tiên người miền Bắc dịp Tết không thể thiếu cặp bánh chưng xanh. Bánh chưng chấm mật và ăn kèm với dưa hành thơm ngon. Trong mâm cỗ còn có Thịt đông là món riêng có của mùa xuân Bắc bộ. Trong làn không khí lạnh, thịt đông trở nên ngon hơn.

    Bên cạnh đó, mâm cỗ còn có đĩa xôi gấc ăn với gà luộc rắc lá chanh, giò lụa, giò xào, nem rán, kèm đĩa nộm nhiều rau củ để bữa cỗ thêm ngon miệng. Món nước cũng không kém phần phong phú: giò heo hầm với măng lưỡi lợn, bóng nấu thập cẩm, miến nấu lòng gà, mọc nước… Người ta còn chuẩn bị thêm nồi cá chép hoặc cá trắm kho riềng, nồi thịt bò kho quế.

    3. Ẩm thực miền Trung – Hương vị của sự sẻ chia, tích góp

    Đồ ăn ẩm thực miền Trung có đầy đủ tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt. Có nhiều món ăn cay và mặn hơn ẩm thực miền Bắc và miền Nam. Màu sắc được phối trộn đa dạng, rực rỡ. Chủ yếu mang tông màu đỏ và nâu sậm.

    Tại các tỉnh thành miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Bình Định. Rất nổi tiếng với đặc sản mắm tôm chua và các loại mắm ruốc. Ngoài ra, ẩm thực ở Huế do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia. Cho nên các món ăn được trang trí rất cầu kỳ. Thế nhưng cũng do địa phương không có nhiều sản vật. Mà ẩm thực hoàng gia lại đòi hỏi số lượng lớn các món ăn khác nhau. Vì thế mỗi loại nguyên liệu đều được chế biến rất đa dạng với trong nhiều món khác nhau.

    Người miền Trung chuộng sự cầu kỳ tỉ mỉ nên ẩm thực ngày Tết miền Trung cũng phải được chăm chút kỹ lưỡng. Ngắm nhìn và thưởng thức mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung, dường như cảm nhận thấy trong đó cả âm hưởng của sự chắt chiu, chia sẻ.Miền Trung gói bánh tét thay cho bánh chưng như người miền Bắc. Bánh Tét được gói bằng lá chuối theo hình trụ. Bên cạnh bánh tét, miền Trung cũng có nhiều loại bánh khác được đặt trên mâm cỗ ngày Tết như bánh tổ, bánh in… Mỗi loại bánh mang một hương vị riêng khiến người ta chỉ cần ăn một lần là nhớ mãi.

    Nếu như miền Bắc có dưa hành thì miền Trung lại đặc trưng với dưa món. Nguyên liệu của dưa món khá đơn giản, chỉ là cà rốt, đu đủ… được ngâm chua mặn. Tuy nghe có vẻ dễ làm nhưng để có được hũ dưa món trọn vẹn cả sắc lẫn vị thì cần sự tỉ mỉ và khéo léo.

    Ẩm thực ngày tết Miền Trung cũng không thể thiếu nem chua, thịt ngâm. Đặc biệt, tại cố đô Huế, nơi vẫn lưu giữ những món ăn từ cung đình thì mâm cỗ Tết càng tỉ mỉ và cầu kì. Món thịt tôm chua, thịt phay, nem bò lụi, chả tôm, gỏi vả lúc nào cũng phải có. Một số vùng ở miền Trung còn thêm món món bò nấu thưng, thịt nạc rim và giò heo hon béo thơm hấp dẫn. Bởi thế, dù mộc mạc hay cao sang, những món ăn ngày Tết của miền Trung đều trở nên vô cùng hấp dẫn qua bàn tay của những người phụ nữ của gia đình.

    4. Ẩm thực ngày Tết miền Nam – Hương vị của sự kết hợp đa dạng, giản dị và giao lưu văn hóa các vùng miền

    Nam Bộ nổi tiếng là vùng đất bình dị với những con người chất phác, cởi mở, lại thêm sản vật tự nhiên ban tặng rất phong phú. Do vậy, những món ăn ở Nam Bộ không cần chế biến cầu kỳ vẫn khiến vị giác của người dùng thích thú! Đây là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia và Thái Lan. Tại đây, nền ẩm thực có đặc điểm là thường cho thêm đường. Hoặc sử dụng cốt sữa dừa (là nước cốt và nước dão của dừa).

    Văn hóa ẩm thực ngày Tết của miền Nam thường đơn giản hơn so với miền Bắc và miền Trung. Bánh tét, thịt kho tàu và canh khổ qua là 3 món đặc trưng trong ngày Tết của vùng Nam Bộ. Có khá nhiều loại bánh tét như bánh tét mặn, bánh tét chay không nhân, bánh tét ngọt, bánh tét lá cẩm, lá gấc, bánh tét ngũ sắc… để phù hợp với nhu cầu thưởng thức. Tại đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều làng bánh Tét nổi tiếng, như Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang… nhưng không ở đâu có bánh Tết ngon như ở Trà Cuôn (Trà Vinh). Có thể nói, bánh Tét chính là “linh hồn Tết” của người Nam Bộ.

    Và món ăn không thể thiếu được trong mọi gia đình vào ngày Tết chính là thịt kho tàu – hay còn gọi là thịt kho trứng, thịt kho nước dừa. Miếng thịt kho tàu vuông vắn với quả trứng tròn trắng tinh tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa âm – dương. Thịt kho tàu thường được cúng hoặc ăn kèm với cơm trắng và dưa hành, củ kiệu.

    Một món ăn dân dã khác trong nền ẩm thực ngày Tết truyền thống không thể không nhắc đến là khổ qua dồn thịt. Bên cạnh là một món ăn ngon miệng, có tác dụng thanh mát cơ thể, người miền Nam ăn món canh khổ qua mong ước năm mới mọi sự khổ cực đều qua đi, mang lại niềm may mắn cho cuộc sống. Một bát canh khổ qua dồn thịt trong gian hàng ẩm thực ngày Tết giúp chúng ta cảm nhận được hết mỹ vị của nhân sinh.

     Nem bì, lòng heo khìa, lạp xưởng tươi, gỏi gà xé phay trộn củ hành, củ kiệu chua, tôm khô kiệu chua… cũng là những món ăn thường có trong ẩm thực Tết Nguyên Đán của người Nam Bộ. Nếu ngán những món quá nhiều thịt mỡ, người ta còn làm cá lóc nướng hoặc hấp cuốn với bánh tráng, vừa bổ sung thêm rau xanh, vừa dễ ăn.

    5. Ý nghĩa của các món ăn đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc

    Bánh chưng

    Gắn liền với sự tích chàng Lang Liêu làm nên bánh chưng – bánh dày dâng lên vua Hùng. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho sự vuông vức, an lành của đất và bánh chưng được làm từ gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh được gói ghém vào nhau… Đây đều là những tinh hoa trong văn hóa nông nghiệp lúa nước của nước ta từ xa xưa, tượng trưng cho cuộc sống sung túc, đủ đầy. 

    Loại bánh này được xem như linh hồn của ngày Tết và là món ăn có lịch sử lâu đời trong nền ẩm thực Việt Nam. Những chiếc bánh vuông vức, được gói một cách khéo léo không chỉ tượng trưng cho trời đất mà còn thể hiện lòng thành của con cháu đối với tổ tiên.

    >>> Cách nấu "Bánh Chưng thơm đúng chuẩn không phải ai cũng biết"

    Thịt đông

    Sự hòa quyện của các nguyên liệu thể hiện mong muốn gắn kết giữa mọi người với nhau, lớp thạch trong trẻo cũng mang ý nghĩa về một năm mới gặp nhiều may mắn, thuận lợi.

    Giò chả

    Miếng giò tròn, dày tượng trưng cho phúc lộc đến nhà. Miếng giò chả trông có vẻ dung dị nhưng lại là biểu tượng của sự phú quý, sang trọng, trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà. ... Ý nghĩa “trong ấm ngoài êm” của món chả lụa được hình thành cũng là bí quyết công thức chính tạo nên món chả lụa thơm ngon.

    Thịt gà luộc

    Theo truyền thống, gà luộc thường để nguyên con. Sau khi cúng, thịt gà sẽ được chặt nhỏ, dùng chung với muối tiêu, lá chanh. Nhiều người tin rằng, gà luộc tượng trưng cho sự ấm no, an khang và mong muốn có được một năm mới đủ đầy. Tượng trưng cho khởi đầu thuận lợi, vạn phúc đong đầy.

    gà luộc

    Thịt kho

    Trong món ăn này, người miền Nam vận dụng linh hoạt nguyên lý hài hòa âm dương với trứng vịt tròn tượng trưng cho dương, khối thịt vuông tượng trưng cho âm. Miếng thịt vuông vức tượng trưng cho mọi sự đều dễ dàng thành công.

    Canh măng

    Măng là loại cây quen thuộc và gắn với nhiều sự tích của người Việt, vì thế canh măng cũng là một món ăn mang đậm linh hồn của dân tộc Việt Nam. Canh măng miến khá điển hình bởi sự ấm nóng, nét tổng hòa bởi hương vị các nguyên liệu, mang lại cho người thưởng thức sự hài lòng, mãn nguyện. Món ăn chất chứa hồn ẩm thực Việt lâu đời. Nhìn bát canh măng miến nghi ngút khói trên bàn thờ cúng gia tiên, ta thấy sự linh thiêng ngàn đời vẫn còn đến ngày nay.

    Canh khổ qua

    Tết miền Nam không thể thiếu canh khổ qua. Ý nghĩa của món canh khổ qua ngày Tết, đúng như tên gọi của nó món canh khổ qua có ý nghĩa là niềm hy vọng rằng những điều khó khăn, vất vả của năm cũ sẽ qua đi để năm mới sẽ gặp nhiều điều may mắn, thuận lợi hơn. Mặc dù món canh khổ qua khá quen thuộc, tuy nhiên khi nó xuất hiện trên mâm cỗ ngày Tết thì nó lại trở nên ý nghĩa vô cùng, dường như có tô canh khổ qua nhồi thịt mọi người bỗng cảm thấy an tâm hơn rằng mọi điều không may của năm cũ đã qua, hy vọng năm mới mọi điều sẽ khác sẽ tốt đẹp hơn.

    gà luộc

    Dưa kiệu

    Trong gia đình người Việt mỗi khi Tết đến không thể nào thiếu dưa kiệu ngâm. Theo quan niệm truyền thống, dưa kiệu tượng trưng cho tiền bạc, vinh hoa phú quý sẽ đến trong năm mới. Theo nguyên lý ngũ hành, món thịt kho trứng có vị mặn ứng với hành Thủy, còn món củ kiệu ngâm có vị chua, ứng với hành Mộc. Ăn hai món này với nhau sẽ tạo nên sự hài hòa, không quá mặn, không quá ngấy, lại chẳng quá chua, đúng với nguyên tắc ngũ hành là Thủy và Mộc là hai nguyên tố bổ trợ nhau.

    Xôi gấc

    Theo quan niệm lâu đời của người Việt, màu đỏ là màu mang đến sự may mắn cho mọi người, mọi nhà. Vì màu sắc đặc biệt của nó nên loại xôi có ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, phước lành, tươi thắm sắc xuân, cho tình yêu và hạnh phúc được viên mãn. Màu đỏ của gấc là màu tự nhiên của đất trời, mang lại sự dung hòa, đồng điệu trong đời sống. Vì vậy, món ăn này luôn được ưa thích trên mâm cơm cổ truyền là điều tất nhiên.Một đĩa xôi gấc được bày biện chỉnh chu và đầy đặn trên mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên ngày Tết không chỉ tạo ra sự dung hòa, thuận lợi cho năm mới mà còn gửi gắm giá trị tinh thần của ngày Tết truyền thống.

    xôi gắc

    Hy vọng thông qua bài viết tìm ra các điểm khác biệt trong ẩm thực ngày Tết giữa các vùng miền thì bạn đọc sẽ hiểu thêm về văn hóa ẩm thực của người Việt. Cũng như tìm được sự kết hợp phong phú và tạo nên nhiều món ăn ngon dành tặng cho gia đình bạn bè vào dịp Tết này. Năm mới sắp tới, gạo Phương Nam kính chúc bạn đọc sẽ có một năm mới may mắn, hạnh phúc và thành công.

    Nếu có nhu cầu tìm hiểu về các sản phẩm gạo, hãy liên hệ ngay với công ty cổ phần Gạo Phương Nam để được tư vấn sản phẩm và giải đáp thắc mắc ngay nhé!

    THÔNG TIN LIÊN HỆ:

    CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

    Nguồn: Gạo Phương Nam

    Chia sẻ:
    0
    Zalo
    Hotline