Gạo ST20 đặc sản Việt Nam

Đặt và giao hàng tận nơi: 0909 34 99 88

Gạo ST20 đặc sản Việt Nam
Ngày đăng: 30/07/2020 03:00 PM

    Về “thủ phủ” vùng SX gạo thơm Sóc Trăng, có hơn 10 DN thừa nhận nhu cầu thị trường XK gạo ST20 đang tăng lên. Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Cty TNHH Trung An (Thốt Nốt-Cần Thơ) cho biết, từ vụ ĐX (2011-2012), Trung An đã thu mua 600 tấn lúa ST20 ở huyện Ngã Năm (Sóc Trăng). Đến vụ ĐX (2012-2013), Trung An thu mua ST20 tăng lên 1.100 tấn và vụ HT 2013 là 200 tấn. Lúa ST20 chế biến gạo XK bán được giá 900 USD/tấn (giá FOB). Ngay từ khi nhập lô hàng đầu tiên, khách hàng đã tỏ ra rất ưa chuộng, nhưng sản lượng còn ít, chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu. Trung An dự tính vụ ĐX (2013-2014), tăng sản lượng thu mua lên 5.000 tấn và đang đề nghị Bộ NN-PTNT tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng vùng SX giống lúa ST20 để tạo nguồn hàng XK.

    Từ vụ ĐX (2012-2013), tại huyện Ngã Năm, Công ty Lương thực Sóc Trăng đã tham gia xây dựng cánh đồng mẫu (CĐML) 160 ha, gieo sạ chỉ một giống lúa ST20 và chuyển sang vụ HT 2013 tiếp tục mở rộng tăng lên 260 ha. Giá DN bao tiêu bình quân 6.300 đ/kg và XK giá bình quân 900 USD/tấn. Với mức giá này đã xác lập kỷ lục mới, cao hơn giá XK các loại gạo thơm khác năm 2012 gần 300 USD/tấn.

    Tại thị trường nội địa, chất lượng gạo thơm ST20 được người tiêu dùng ưa chuộng, xếp vào loại gạo thơm đặc sản, bán lẻ tại Sóc Trăng 18.000 đ/kg, tại Cần Thơ 20.000 đ/kg và bán tại Hà Nội 22.000 đ/kg.

     

    Ông Lâm Định Quốc, Giám đốc Công ty Lương thực Sóc Trăng xác nhận: Gạo ST tiêu thụ nội địa và XK rất tốt nên tăng thu nhập cho nông dân rất cao so với trồng các giống lúa thông dụng hiện nay; đồng thời tạo nên hiệu quả cho DN. Tuy nhiên, vừa qua do còn giới hạn qui mô SX thử, lượng giống xác nhận cung cấp còn hạn chế nên sản lượng gạo ST20 vẫn còn ít, chưa đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chúng tôi muốn mở rộng diện tích SX và kinh doanh, nâng cao thu nhập cho ND và tăng hiệu quả cho DN.

    Con đường lúa thơm

    Ở huyện Ngã Năm (Sóc Trăng) khởi phát trồng giống lúa ST20. Từ vụ lúa ĐX vừa qua, với sự tham gia liên kết của 3 DN: Công ty Lương thực Sóc Trăng, Trung An và Hồ Quang, bao tiêu 100% sản phẩm sau thu hoạch. Ngã Năm đã hình thành nên “Con đường lúa thơm” chạy dài khoảng 20 km dọc theo tuyến đường Quản lộ Phụng Hiệp, thuộc 3 xã từ Vĩnh Biên, Long Tân đến Thị trấn Ngã Năm. Hai bên con đường đồng lúa bạt ngàn như chuyển màu theo mùa, vừa mới xanh mạ non tơ hôm nào thì thoáng qua vài tháng sau đã thấy lúa chín vàng đồng.

    Điểm nhấn chính là hiệu quả SX lúa ST20 có sự khác biệt, chênh lệch lớn so với SX các giống lúa thông thường. Nông dân Năm Chệt (Trương Văn Chệt), ấp Tân Thành B, xã Long Tân, huyện Ngã Năm dẫn chúng tôi ra đồng. Vụ HT này ông vẫn làm với giống lúa ST20 hơn 1 ha, đang trổ bông cong oằn. Ông tấm tắc khen: Tuy lúc đầu có lo ngại mưa dông làm đổ ngã, nhưng vụ HT lúa ST20 vẫn tươi tốt không thua vụ ĐX. Lúa ST20 có DN bao tiêu lúa tươi tại ruộng 6.300 đ/kg. Trong khi cánh đồng kề bên nhà tôi vừa thu hoạch lúa OM5451 bán tươi chỉ có 4.150 đ/kg.”

    Năm Chệt cười, khoe thắng lợi: “Vụ ĐX vừa qua làm lúa ST20, chi phí 1,7 triệu đ/công (1.000 m2), bán được giá 6.500 đ/kg, tổng thu hơn 6,1 triệu đ/công. Trong nhiều năm qua tôi quen canh tác với các giống lúa OM, nhưng chuyển sang giống lúa ST20 thật bất ngờ, lần đầu tiên tôi trúng mùa như trúng số, lãi ròng hơn 50 triệu đồng/ha. Nhớ lại hồi đầu vụ nông dân trong xóm ít ai chịu làm giống lúa mới, vì ngại rủi ro. Nhưng cuối vụ tận mắt chứng kiến, nhiều người hăm hở hứa hẹn vụ ĐX năm tới, ấp Tân Thành B sẽ có khoảng 290 ha chuyển đổi giống mới”.

    Ở Sóc Trăng có nhiều vùng trồng lúa thơm nổi tiếng ngon cơm với khoảng 100.000 ha. Những năm gần đây, các giống lúa ST được nông dân lựa chọn canh tác ngày càng nhiều, do đặc tính thích nghi thổ nhưỡng vùng ven biển. Các giống ST3, ST5 từng phát triển mạnh mẽ ở các huyện Trần Đề, vùng lúa-tôm huyện Mỹ Xuyên, huyện Ngã Năm. Thế nhưng, giới kinh doanh lúa gạo lý giải, sau khi gạo của các giống lúa ST3, ST5 bán ra thị trường hút hàng thì “vấn nạn” pha trộn làm mất phẩm chất khiến người tiêu dùng mất lòng tin và chưa có nhiều DN bao tiêu…Riêng với giống lúa ST20, với độ dài hạt gạo và các DN thực hiện bao tiêu tiến tới xây dựng thương hiệu hy vọng sẽ khắc phục được tình trạng pha trộn đã từng xảy ra.

    Hiện nay, nông dân một số tỉnh vùng ven biển Bán đảo Cà Mau đang đưa giống lúa ST20 về trồng thử nghiệm. Theo kế hoạch vụ ĐX sắp tới sẽ mở rộng CĐML có DN liên kết bao tiêu. Trước đó, tỉnh Sóc Trăng đã phê duyệt đề án sản xuất lúa đặc sản đến năm 2015, tập trung ở 34 xã, thị trấn thuộc 4 huyện: Ngã Năm, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Trần Đề. Đề án này chủ yếu đầu tư cho phát triển các giống lúa thơm ST và Tài Nguyên mùa. Đây là các giống lúa có nhiều ưu thế tạo ra sự khác biệt vượt trội, gia tăng lợi tức cho nông dân.

    Nguyễn Huy Hoàng siêu tầm:

    Nguồn: ifa.vn

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline