Chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường.

Đặt và giao hàng tận nơi: 0909 34 99 88

Chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường.
Ngày đăng: 30/07/2020 04:29 PM

    Người bị tiểu đường nên ăn gì?

    Chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường?

    Thực phẩm cho người tiểu đường?

    Tiểu đường là một bệnh mạn tính, có tác động của yếu tố di truyền, do hậu quả của sự thiếu hụt Insulin (một loại hoóc môn do tụy hay còn gọi là lá mía của người tiết ra).

    Từ xa xưa, các thầy thuốc đã ghi nhận sự xuất hiện của đái tháo đường hay  bệnh tiểu đường. Đặc biệt, trong vài thập niên gần đây, số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới gia tăng với tốc độ rất nhanh chóng, do vậy hiện nay tiểu đường được xem như là một đại dịch của toàn cầu. Trong điều trị bệnh tiểu đường thì chế độ ăn là nền tảng cần được tuân thủ chặt chẽ.

    Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân.

    Chế độ ăn hợp lý còn giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội.

    Hiện nay, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo chế độ ăn của người tiểu đường nên gần giống với người bình thường:

    1.      Lượng bột đường (gạo, bắp, khoai…) gần với mức người bình thường (50 – 60%). Nên tin dùng tuyệt đối sản phẩm gạo mầm vibigaba vì theo Bác sĩ Lương Lễ Hoàng, Phòng Điều Trị Nội Khoa, Trung Tâm Oxy Cao Áp, Tp. HCM thì:

     Vấn đề tưởng chừng như phức tạp, tưởng chừng như người bệnh phải dựa lưng vào nhiều loại thuốc đặc hiệu để rồi đành chấp nhận trả giá quá đắt vì phản ứng phụ, nhưng ít ai ngờ là giải pháp rất gần trong tầm tay. Đó chính là hoạt chất GABA (gamma aminobutyric acid) trong hạt gạo vừa nẩy mầm với công năng “nhiều trong 1”:

       a.  Ổn định đường huyết thông qua tác dụng kép, vừa tối ưu hóa hoạt tính của nội tiết tố insulin, vừa không tăng đường huyết sau bữa ăn do chỉ số đường huyết trong gạo nẩy mầm thấp hơn các loại gạo thông thường, kể cả gạo lức.

       b.  Điều chỉnh biến dưỡng chất béo nhờ tác dụng ức chế phản ứng tổng hợp chất mỡ xấu như Triglyceride, LDL.

       c.  Ngăn chận khuynh hướng béo phì và lão hóa tế bào vì GABA hưng phấn tiến trình tổng hợp nội tiết tố tăng trưởng (HGH) theo cơ chế sinh học, nghĩa là an toàn khi dùng dài lâu.

       d.  Ngừa táo bón và đầy hơi thường gặp ở người cao tuổi nhờ dồi dào chất xơ.

       e.  Chống loãng xương đồng thời trấn an hệ thần kinh giao cảm do chứa nhiều canxi ở dạng cơ thể dễ dung nạp.

       f.  Thư giãn thần kinh để qua đó tạo giấc ngủ tự nhiên và yên bình nhờ tác dụng ức chế các dẫn truyền thần kinh thái quá đồng thời tái lập nhịp hài hòa trên trục tuyến yên – thần kinh – nội tiết.

    2. Cho phép người tiểu đường được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế (đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống…).

    3. Giảm lượng chất béo (nên ăn các loại dầu, mỡ cá): 20 – 30%.

    4. Tăng chất xơ (có nhiều trong rau, trái cây).

    Người tiểu đường nên có chế độ ăn gần như bình thường, ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 – 6 bữa). Đây là yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh tiểu đường thành công.

    Cần lưu ý là không có một thực đơn chung cho mọi bệnh nhân tiểu đường bởi vì mỗi bệnh nhân tiểu đường có sở thích ăn uống khác nhau, mức độ hoạt động thể lực khác nhau, hoặc cách sử dụng thuốc khác nhau.

    Chúng ta có thể kể đến một số loại thực phẩm mà người tiểu đường có thể sử dụng như sau:

    Trái cây đồ uống

    1. Dưa hấu: Một miếng dưa hấu sẽ không gây hại cho đường huyết, 220 gam chỉ cung cấp 15 gam cacbon hydrate mà còn sức tải đường huyết (GL) sẽ tăng cao.

    Một miếng dưa hấu sẽ không gây hại cho đường huyết, 220 gam chỉ cung cấp 15 gam cacbon hydrate mà còn sức tải đường huyết (GL) sẽ tăng cao.

    2. Dâu tây: Không có gì tốt hơn là món dâu tây mỗi tối. Với ¼ cốc dâu tây, lượng cacbon hydrate chỉ là 15 gam và có thể thay thế cho món kem hay sữa chua tráng miệng.

    3. Dưa lưới: Một cốc dưa lưới cắt miếng sẽ giúp bạn có một buổi sáng dễ chịu.

    4. Đào: Một quả đào cỡ vừa (170 gam) là một nguồn cacbon hydrate vừa đủ đối với người bị bệnh tiểu đường.

    5. Bưởi: Một nửa quả bưởi lớn sẽ đáp ứng nhu cầu cacbon hydrate vào buổi sáng.

    6. Đu đủ: 2 miếng đu đủ cung cấp 1 khẩu phần cacbon hydrate, thêm 1 hũ sữa chua không đường cùng một món ăn chính là đủ cho bữa sáng lý tưởng.

    7. Cam quýt: Có những người mắc bệnh tiểu đường bị thiếu vitamin C, đó là lý do vì sao ta cần bổ sung loại vitamin này. Tuy nhiên, thay vì ta sử dụng những viên nén vitamin thì ta có thể tận dụng nguồn vitamin C dồi dào trong cam và quýt.

    8. Trà xanh: Bổ sung trà xanh hoặc chè xanh vào mỗi buổi sáng không chỉ làm bạn cảm thấy sảng khoái trong người mà nó còn giúp chúng ta ngăn ngừa cũng như giảm đi hậu quả của căn bệnh tiểu đường.

    9. Trái cóc: Trái cóc còn có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bệnh tiểu đường tuýp II (tức là loại tiểu đường do chế độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh bột sinh ra. Vì vậy có người còn gọi là bệnh tiểu đường “mắc phải”).

    Cách làm: Quả cóc chín vứt bỏ hạt, số lượng không hạn chế, bổ nhỏ sấy hay phơi khô, tán thành bột mịn, để dành (chú ý tránh ẩm mốc bằng cách thỉnh thoảng đổ ra sao qua hay phơi). 

    Cách dùng: Mỗi ngày 3 thìa bột cóc, mỗi lần 1 thìa, trước các bữa ăn sáng, trưa, chiều chừng 30 – 40 phút. Dùng kéo dài thường xuyên. Sau 1 – 2 tháng thử lại đường máu 1 lần, nếu nồng độ trở lại bình thường thì có thể giảm số lần uống còn 2 lần/ ngày (sáng, chiều).

    Thức ăn

    1. Miến: Miến luộc ăn tương tự như cơm nhưng chúng có ít chất tinh bột hơn cơm nên thay vì người bị bệnh tiểu đường ăn nhiều cơm mỗi ngày thì chúng ta nên giảm cơm đi và ăn thêm miến luộc. Khi vo gạo, nên vo kỹ hơn thay vì vo 1 đến 2 nước.

    2. Thịt bò: Thịt bò (đặc biệt là thịt nạc) chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hóa lượng đường trong máu, ngoài ra nó còn có tác dụng chống ung thư.

    3. Sô-cô-la đen: Trong sô-cô-la có chứa nhiều chất đặc biệt mà phần nào chúng giúp ngăn ngừa và trị bệnh tiểu đường. 

    Ngoài ra, nếu sử dụng hợp lý thì nó cũng có thể giúp chúng ta giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol, cải thiện chức năng huyết quản. Lưu ý: Không nên ăn quá nhiều trong một ngày.

    4. Cá biển: Nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những người mắc bệnh tiểu đường cao hơn gấp 3 lần so với những người bình thường. 

    Do đó, việc nạp nhiều thực phẩm chứa axit béo Omega-3 sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa ngy cơ tim mạch. Loại axit béo này có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.

    5. Rau xanh: Rau xanh là thức ăn chứa nhiều chất xơ, vì vậy nó rất ít calo, nhiều protein, vì vậy, nó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline